Các mẹ lưu ý bệnh mùa nóng cho bé
Cuối tháng 5 đầu tháng 6, trời nắng nóng xen lẫn những cơn mưa rào đột ngột khiến cơ thể bé sẽ phải đối mặt với hàng loạt bệnh dịch. Các mẹ hết sức chú ý nhé!
Bé sẽ bị mắc các bệnh về đường ho hấp. Nắng nóng, quạt mạnh hay thậm chí nằm điều hòa cũng khiến bé có thể ho, sổ mũi và sốt. Không khí ngột ngạt, bé chạy nhảy ra mồ hôi nhiều mẹ không lau kịp dễ làm bé bị viêm phổi, viêm phế quản. Các bé càng nhỏ càng dễ bị nhiễm bệnh.
Mẹ nên làm gì?
Nếu bé có các biểu hiện bị bệnh về đường hô hấp, hãy đưa bé đi khám bác sỹ. Không nên để bệnh kéo dài lâu, càng khó chữa và dễ trở thành mãn tính.
Cho bé ăn cháo/bột loãng hơn thường ngày, uống nhiều nước. Giảm ho, đau họng cho bé bằng các bài thuốc dân gian như quất hấp mật ong, lá hẹ chưng đường phèn, phật thủ và kẹo mạch nha.
Mẹ nhớ nhỏ mũi, lau mũi, hút mũi thường xuyên cho bé để bé dễ thở và dễ bú hơn.
2. Rối loạn đường tiêu hóa
Thời tiết nóng bức, môi trường kém vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho thức ăn nhanh bị hỏng, ôi thiu. Nhất là với các bé hay ăn ngoài hàng quán sẽ bị nôn/trớ, tiêu chảy, kiết lỵ.
Mẹ nên làm gì?
Nếu bé bị tiêu chảy, mẹ nhớ cho con uống nước nhiều hơn bình thường. Có thể cho bú mẹ nhiều hơn và uống dung dịch Oresol, nước canh, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, cam vắt (cho một chút đường), nước dừa... để ngăn ngừa bé bị mất nước do tiêu chảy.
Mẹ cần cho bé uống chậm, từng thìa, tránh cố ép bé uống nhiều, bé sẽ sợ và bị trớ. Nếu bé bị nôn, hãy cho bé nghỉ ít phút trước khi uống tiếp.
Cho bé ăn nhiều bữa hơn ngày thường để bé có sức đề kháng, mau lành bệnh.
Liều lượng dùng dung dịch Oresol:
Pha 1 gói dung dịch Oresol với 1lit nước đun sôi dể nguội. Sau mỗi lần bé đi ngoài, mẹ cho bé uống như sau:
- Với bé dưới 2 tuổi: 50 – 100ml/lần
- Với bé từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml/lần
- Với bé trên 10 tuổi: uống tùy thích cho đến khi hết khát.
3. Say nắng
Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nó còn có tác hại trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền; làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện.
Mẹ nên làm gì?
Khi thấy bé sốt cao, mẹ phải hạ sốt cho con hoặc cho con đi khám bác sỹ. Có thể hạ sốt cho con bằng nhiều cách: dùng khăn xô nhúng nước ấm, lau lưng, trán, bẹn, chân tay để hạ sốt, cho con uống thuốc hạ sốt hoặc dán cao hạ sốt, đặt thuốc hạ sốt ở hậu môn. Tuyệt đối không hạ sốt bằng nước lạnh hay đá, có thể làm bé càng bị sốt cao hơn.
Mặc quần áo thoáng mát cho bé, không ủ ấp kín cho con. Nếu con toát mồ hôi, phải lau liên tục cho ráo mồ hôi và thay quần áo cho con.
Cho con uống nhiều nước và ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, đủ dinh dưỡng.
5. Rôm sảy
Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay chanh để chi thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone...
Nên rửa tay thường xuyên. Đây là biện pháp đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu để ngăn ngừa các bệnh mùa nóng cho con như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa, bệnh chân tay miệng.
Giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: ăn chín, uống sôi. Con muốn ăn món gì, mẹ nên mua về nhà nấu cho con ăn. Không nên cho con ăn la cà quán xá, nhất là những quán vỉa hè bụi bẩn, nóng, ruồi nhặng.
Tối mẹ cho con ngủ màn, xoa kem chống muỗi, tránh con bị muỗi đốt. Đi ra ngoài đường, cần cho bé mang khẩu trang và mặc áo chống nắng.
Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn để nâng cao sức đề kháng cho bé vào mùa nắng và có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Nếu bé bị bệnh nhẹ, bố mẹ nên để bé ở nhà để tự tay chăm sóc, tránh quá tải cho bệnh viện và tránh cho bé có thể bị lây nhiễm các bệnh từ bệnh viện. Nhưng cũng không nên quá chủ quan, coi những bệnh trên chỉ là bệnh vặt của bé.