Bộ tranh: 10 câu nói khiến con tổn thương mà cha mẹ hay nói, câu thứ 5 được nói nhiều nhất
Có những câu nói của cha mẹ khiến con cái tổn thương sâu sắc.
Cha mẹ nào cũng mong muốn mang đến cho con mình môi trường phát triển và giáo dục tốt nhất, nhưng đôi khi trong quá trình tương tác với con cái, những lời nói của chúng ta có thể làm tổn thương đến chúng. Trong quá trình nuôi dạy con cái, có những câu nói tuy cha mẹ nói ra không có ác ý nhưng lại có thể tạo ra ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý của trẻ.
Dưới đây là 10 câu nói của cha mẹ làm tổn thương trẻ nhiều nhất:
1. Bố mẹ làm vậy là vì muốn tốt cho con!
Khi con cái mắc lỗi hoặc hành xử không hợp lý, một số phụ huynh sẽ sử dụng câu này để biện minh cho việc chỉ trích của mình. Tuy nhiên, cách nói này sẽ khiến trẻ cảm thấy bị kiểm soát và ràng buộc.
Thay vào đó, chúng ta có thể chọn một cách diễn đạt khác, để trẻ nhận ra mục đích của chúng ta là vì lợi ích của chúng. Ví dụ: "Bố mẹ muốn con hiểu rằng, bố mẹ đưa ra quyết định như vậy là vì muốn con phát triển tốt hơn các khả năng và tiềm năng của con. Nếu con không đồng ý với cách làm của bố mẹ, chúng ta có thể cùng nhau tìm giải pháp khác".
Cách nói sai
Cách nói đúng
2. Con còn dám khóc à?
Khi trẻ khóc vì một số việc nhỏ nhặt, một số phụ huynh sẽ đặt câu hỏi liệu cảm xúc của chúng có chính đáng hay không. Tuy nhiên, khóc là một cách tự nhiên để giải tỏa cảm xúc, và chúng ta không nên tước đi quyền được giải tỏa cảm xúc của trẻ.
Thay vào đó, chúng ta có thể an ủi và hỗ trợ chúng sau khi tâm trạng của chúng đã bình tĩnh trở lại, và cùng tìm cách giải quyết vấn đề.
Cách nói sai
Cách nói đúng
3. Con có thấy mình xứng đáng với sự vất vả của bố mẹ, nuôi con ăn học không?
Một số cha mẹ khi trách móc con cái sẽ nhấn mạnh sự hy sinh và cống hiến của bản thân, với hy vọng làm cho trẻ cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Tuy nhiên, cách nói này chỉ gây ra gánh nặng và áp lực nặng nề cho trẻ.
Thay vào đó, chúng ta có thể nhấn mạnh mục đích thực sự của giáo dục gia đình, đó là giúp trẻ phát triển về nhận thức, quan điểm, tự lập và cách giải quyết vấn đề. Chúng ta cần để trẻ cảm thấy thoải mái trong gia đình, giảm bớt áp lực học tập, để chúng có thời gian và năng lượng khám phá sở thích và tiềm năng của mình.
Cách nói sai
Cách nói đúng
4. Con hãy học hỏi XX đi, con chỉ cần nỗ lực bằng một nửa người ta thôi thì đã không đến nỗi này!
Khi nhìn thấy những đứa trẻ khác có tiến bộ hoặc thành tựu, một số cha mẹ sẽ so sánh chúng với con mình, nhằm khích lệ con cố gắng. Thế nhưng, việc so sánh này chỉ làm tăng áp lực và cảm giác lo lắng cho trẻ, mà không thực sự kích thích được lòng nhiệt huyết và động lực của chúng.
Thay vào đó, chúng ta có thể cung cấp phản hồi tích cực cho trẻ, khuyến khích chúng tiến bộ theo tốc độ của riêng mình. Khiến trẻ tin vào khả năng của mình mới là cách động viên hiệu quả nhất.
Cách nói sai
Cách nói đúng
5. Sao con ngốc thế?
Một số cha mẹ khi trẻ mắc lỗi hoặc không thể hoàn thành nhiệm vụ sẽ sử dụng những từ ngữ xúc phạm để chỉ trích chúng. Tuy nhiên, những lời nói này chỉ khiến trẻ cảm thấy thất vọng và chán nản.
Thay vào đó, chúng ta có thể nói với trẻ rằng, ngay cả chúng ta khi còn nhỏ cũng có lúc mắc lỗi và học không vào, đồng thời khích lệ chúng đừng sợ thất bại cũng như biết cách trưởng thành từ những sai lầm của mình. Hãy hỗ trợ và thông cảm cho trẻ, để chúng hiểu rằng thất bại không đáng sợ, miễn là cố gắng thì sẽ có tiến bộ.
Cách nói sai
Cách nói đúng
6. Tại sao cô giáo chỉ nói con, không nói người khác?
Khi trẻ bị giáo viên chỉ trích hoặc chú ý, một số phụ huynh sẽ nghi ngờ liệu giáo viên có công bằng không, từ đó nghi ngờ hành vi của trẻ. Cách nói này chỉ khiến trẻ cảm thấy oan ức và bị đối xử bất công.
Thay vào đó, chúng ta có thể cho trẻ cơ hội giải thích và để chúng hiểu rõ sự thật của sự việc. Chúng ta nên tin tưởng trẻ, đồng thời cũng phải dạy chúng cách đối mặt và sửa chữa lỗi lầm của mình.
Cách nói sai
Cách nói đúng
7. Con còn thế này, bố mẹ sẽ không cần/không yêu con nữa!
Nhiều bậc làm cha làm mẹ khi tức giận sẽ nói ra những lời này, với ý định sử dụng đe dọa để làm cho trẻ phục tùng. Tuy nhiên, cách nói này sẽ tạo ra nỗi sợ hãi và cảm giác không an toàn cho trẻ, khiến chúng nghĩ rằng tình yêu của cha mẹ là có điều kiện và có thể bị rút lại bất cứ lúc nào.
Thay vào đó, chúng ta cần nói với trẻ rằng hành động của chúng không đúng, nhưng chúng ta vẫn yêu chúng. Bằng việc giao tiếp nghiêm túc với trẻ, hãy giúp trẻ nhận thức được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và khích lệ chúng sửa sai.
Cách nói sai
Cách nói đúng
8. Im miệng!
Một số cha mẹ sử dụng câu này để ngắt lời con mình khi chúng bày tỏ ý kiến hoặc cảm xúc của mình. Cách làm này sẽ khiến trẻ không còn muốn chia sẻ tâm sự của mình.
Thay vào đó, chúng ta có thể đối xử với ý kiến của trẻ như cách chúng ta đối xử với người lớn, giải thích quyết định và lý do của chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng cần cho chúng thời gian cam kết, để chúng biết rằng tiếng nói của chúng được lắng nghe và coi trọng. Dĩ nhiên, chúng ta phải thực hiện lời hứa, để trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tôn trọng từ chúng ta.
Cách nói sai
Cách nói đúng
9. Đừng có làm phiền bố mẹ!
Đôi khi chúng ta sẽ "giận cá chém thớt", tức giận với trẻ dù trẻ không mắc lỗi, đó là phản ứng bình thường của con người. Tuy nhiên, chúng ta cần nhớ rằng không nên trút cảm xúc tiêu cực của mình lên trẻ.
Thay vào đó, chúng ta có thể nói với trẻ về cảm xúc của mình, giải thích lý do tại sao chúng ta cảm thấy khó chịu và cùng nhau tìm cách giải quyết vấn đề. Mặt khác, chúng ta cũng cần nói lời xin lỗi, để trẻ hiểu rằng chúng ta nổi giận hay bực dọc không có nghĩa là chúng ta không yêu thương chúng.
Cách nói sai
Cách nói đúng
10. Chuyện có gì đâu mà cũng làm ầm lên?
Đôi khi trẻ sẽ cảm thấy buồn bã, đau khổ vì những điều rất nhỏ, và chúng ta không nên xem nhẹ nỗi đau của chúng. Nỗi đau là không phân biệt lớn nhỏ, mỗi đứa trẻ đều xứng đáng được quan tâm và chăm sóc.
Thay vào đó, chúng ta cần lắng nghe cảm xúc của trẻ, đem đến sự an ủi và hỗ trợ. Hãy cho chúng biết rằng cảm xúc của mình là bình thường, và chúng ta sẵn lòng cùng trẻ vượt qua những khoảnh khắc khó khăn.
Cách nói sai
Cách nói đúng
Kết
Mỗi đứa trẻ đều là duy nhất, vì thế phương pháp nuôi dạy con không phải lúc nào cũng giống nhau. Khi giao tiếp với trẻ, chúng ta cần phải đặt mình vào vị trí của chúng, tôn trọng suy nghĩ và phẩm giá của chúng. Chúng ta cần dùng tình yêu để nuôi dưỡng trẻ, để chúng lớn lên trong môi trường đầy yêu thương và cho chúng không gian tự do phát triển. Nuôi dạy con không hề dễ dàng, nhưng thông qua sự hiểu biết và nỗ lực, chúng ta có thể giúp con mình có được sự phát triển và giáo dục tốt nhất.