Bí quyết tập cho con ăn dặm cực hữu ích của bà mẹ trẻ
Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thông tin hữu ích và các mẹo vặt cho con ăn dặm của bà mẹ trẻ này.
Nicole có một cô con gái 7.5 tháng tuổi, tên là Lauren "LE". Cô mới bắt đầu tự làm đồ ăn cho con gái, và bài viết dưới đây kể lại quá trình cho con ăn dặm diễn ra như thế nào.
Khi LE 4 tháng tuổi, tôi đã rất háo hức khi bắt đầu cho con bé ăn ngũ cốc với hy vọng nó sẽ giúp con bé ngủ được lâu hơn 2 tiếng mỗi lần. Nhưng bé không ăn. Con bé không biết thìa là cái gì và những thứ đồ ăn dính dớp, nhạt nhẽo cuối cùng đã không hấp dẫn được bé. Tôi tiếp tục cố gắng thêm 4 lần nữa, và vẫn chỉ có thể cho con bé ăn được một thìa đầy. Chờ thêm một tuần sau đó, tôi thêm dầu quế vào ngũ cốc và thử một lần nữa… con bé đã mở miệng để ăn! Thật không thể tin được tôi đã hãnh diện vì điều đó như thế nào, thực sự đó là một việc tưởng chừng như rất đơn giản mà tôi đã làm như là bản năng vậy. Thậm chí tôi đã thực sự rất háo hức khi bắt đầu cho con bé ăn, rồi nhanh chóng nhận ra rằng mình chẳng hề biết gì cả.
Tôi có thể biết cách trộn ngũ cốc, nhưng không biết con bé sẽ ăn bao nhiêu, bao lâu thì cho ăn một lần, thêm vào với sữa hay thay thế sữa…? Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn, những người lần đầu tiên làm mẹ thấy được rằng không hề khó để bắt đầu cho bé ăn dặm, nhưng hãy tự làm đồ ăn dặm cho con bạn nhé! Nó không chỉ giàu dinh dưỡng và tiết kiệm hơn nhiều, nó còn cực kỳ đơn giản. Nếu bạn đã có một căn bếp xinh xắn với tương đối đồ rồi thì bạn thực sự không cần mua thêm bất cứ loại thiết bị nào ngoài những thứ đã có.
Đồ dùng cần thiết cho con ăn dặm:
- Nồi cỡ vừa hoặc trung bình (loại có vung sẽ tốt hơn)
- Nồi hấp (bạn có thể chỉ dùng nồi bình thường thôi nếu bạn muốn, nhưng nồi hấp sẽ tốt hơn cho một số loại rau củ).
Mẹo tiết kiệm: Nếu bạn không có nồi hấp nhưng muốn hấp rau củ, bạn có thể dùng một cái chảo kim loại đặt lên trên một cái nồi bình thường. Cho nước vào nồi và đặt rau lên trên chảo.
- Khay đá các hình khác nhau: Tìm mua ở các cửa hàng mẹ bé hoặc siêu thị. Hoặc, bạn có thể dùng bất cứ hộp làm đá an toàn nào mà bạn muốn.
Mẹo tiết kiệm: Không nên mua các loại hộp. Nếu bạn nghiền nhiều đồ ăn hơn so với số khay làm đá có thể đựng được thì hãy làm đông lượng đồ ăn có thể làm, số còn lại thì trữ lạnh ở ngăn mát. Sau vài giờ hoặc ngày hôm sau, lấy những viên đồ ăn đã đóng đá ra, cho vào túi hoặc hộp bảo quản đồ đông lạnh lớn hơn. Tiếp đó là tái sử dụng khay cho chỗ thực phẩm trữ lạnh còn lại.
- Các loại túi hoặc hộp bảo quản đồ đông lạnh được dùng để trữ thực phẩm đông lạnh.
- Màng bọc thực phẩm.
- Nhãn cho các túi hoặc hộp.
- Máy xay sinh tố để bàn hoặc cầm tay, máy nghiền khoai tây, hoặc máy nghiền rau quả đa năng.
Lưu ý khi lần đầu cho con ăn dặm:
- Bé gần như sẽ không hứng thú với lần đầu tiên phải ăn bằng thìa. Chúng có thể sẽ tò mò, nhưng sau khi thử một món nào đó không phải sữa mẹ hay sữa công thức, các bé có thể sẽ thôi. Đừng nản lòng hay ép buộc trẻ, hãy kiên nhẫn và thử lại vào một vài ngày sau đó.
- Cho đến khi bé được một tuổi, sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Điều đó có nghĩa là đồ ăn dặm chỉ là thức ăn thêm. Mục tiêu của bạn chỉ là giúp trẻ quen dần với việc ăn đồ ăn dạng rắn.
Bắt đầu cho con ăn dặm như thế nào?
- Các loại ngũ cốc (sớm nhất là lúc bé được 4 tháng tuổi hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ)
Tôi đã không mất thời gian cho việc tự làm ngũ cốc từ gạo. Một hộp ngũ cốc có thể có giá từ 1-3$ (22.000 – 66.000VNĐ), và thường sẽ sử dụng được trong thời gian khá dài. Hộp ngũ cốc đầu tiên của tôi dùng trong 3 tháng! Thêm nữa, một điều quan trọng khi mua ngũ cốc cho trẻ là việc đảm bảo tăng cường lượng sắt. Bắt đầu với một lượng nhỏ hòa vào với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Đừng kỳ vọng bạn sẽ thành công ngay trong một đôi lần đầu tiên. Vì vậy, đừng lãng phí lượng sữa quý giá của mình khi làm nhiều hơn một muỗng. Chỉ đơn giản là cho sữa ấm vào ngũ cốc và luôn nhớ rằng ngũ cốc sẽ đặc hơn khi bị hòa vào sữa. Lần đầu tiên hãy làm loãng một chút, và bạn cũng có thể cho thêm chút dầu quế!
- Rau củ (từ 6 tháng tuổi, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ)
Những vị rau đầu tiên thường làm rất đơn giản. Những loại rau củ này thường ít có khả năng gây dị ứng cho bé và cũng dễ tiêu hóa.
- Cà rốt
- Khoai lang: Cùng cách làm như với cà rốt.
- Đậu Hà Lan:
- Táo (chính xác thì đây là một loại trái cây chứ không phải rau): Rửa sạch, gọt vỏ, bỏ lõi và sau đó thực hiện theo cách làm đậu Hà Lan, thời gian nấu thì lâu hơn cho đến khi táo đã nhừ hết.
- Bí: Cùng cách làm như với cà rốt.
- Bơ: Lấy một ít và nghiền bằng ngón tay. Bơ phải được ăn ngay vì nó không giữ được lâu.
- Chuối: Dùng chuối đã chín kỹ (khi vỏ đã chuyển sang màu nâu) để đảm bảo nó đủ ngọt, nghiền một ít bằng nĩa hoặc khuấy với một chút sữa mẹ hoặc sữa công thức, và cũng phải ăn luôn vì nó không giữ được lâu.
Một vài mẹo chung khi cho bé thử những mùi vị đầu tiên:
- Hầu hết thực phẩm đông lạnh cho trẻ em đều ổn. Bạn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm, hoặc để ở ngoài không khí trong khoảng 1 giờ trước khi cho bé ăn, hoặc rã đông trong lò vi sóng hay đun trên bếp đều được.
- Sốt táo có thể dùng cho mọi thứ. Tôi luôn giữ vài hộp sốt táo trong tủ lạnh, và khi có món nào đó quá nóng, tôi chỉ cần xúc vài thìa sốt táo cho lên để làm mát.
- Ngũ cốc có thể được dùng làm đặc bất cứ món gì quá loãng. LE thực sự rất thích ngũ cốc nấu chung với cà rốt loãng và bí ngô. Ngũ cốc cũng có thể dùng để làm át đi mùi vị của cái gì đó như táo chua chẳng hạn.
- Đừng sợ nêm thêm gia vị. Hãy thử nghiệm xem sao, nhưng chú ý đừng thêm gia vị nóng, và xem kỹ hướng dẫn sử dụng muối đối với trẻ em. LE thích các loại gia vị như bột cà ri, quế, bánh táo/bí ngô (chủ yếu là quế với đinh hương và gừng).
- Cho đến khi bé được 12 tháng, tránh xa các thực phẩm rắc rối như bơ đậu phộng, các loại hạt cứng, mật ong, trứng, đường và sữa bò. Ngoài ra, hãy cẩn thận nếu gia đình bạn dễ dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó. Một số nguồn thông tin cũng khuyến nghị tránh xa những loại lúa mì và quả mọng nước (đặc biệt là dâu tây nhưng quả việt quất thì được).
- 1 viên đá tương đương khoảng 1 oz (43gam).
- Giống như tất cả các loại thực phẩm khác, tôi lựa chọn thực phẩm hữu cơ theo danh sách 12 loại đồ ăn bẩn và 15 loại đồ ăn sạch khi quyết định mua bất cứ món nào.
- Chỉ bắt đầu cho bé ăn một món mới sau vài ngày. Nếu có bất cứ sự kích ứng hay dị ứng nào, đó là món không nên cho bé ăn tiếp nữa.
Mẹo tiết kiệm: Cốc pha cà phê rất tốt để dùng trong lò vi sóng và đựng thức ăn cho bé khi bé chưa thể tự xúc ăn bằng thìa.
Sau khi thành công với những hương vị đầu tiên:
- Làm các món súp mà chính bạn có thể ăn, như súp bí ngô chẳng hạn. Hoặc, nếu bạn nấu súp cho cả gia đình, hãy làm riêng một nồi nhỏ với các thành phần tương tự cho bé.
Ví dụ, làm một món súp gà đơn giản với nước, thịt gà, cần tây, cà rốt, hành tây, một chút tiêu hạt, một ít húng tây, rau kinh giới và nguyệt quế. Đun trên lửa nhỏ cho đến khi tất cả mềm, bỏ lá nguyệt quế và hạt tiêu đi rồi xay nhuyễn. Cuối cùng trữ đông là được.
- Thức ăn được bẻ nhỏ thay vì chỉ xay nhuyễn. Hãy sáng tạo một chút nhé! Có thể bạn sẽ thấy con muốn thử tất cả các loại thức ăn của bạn. Đưa một vài thứ đồ ăn của bạn cho bé nếu nó mềm và nhỏ. Hãy nhớ tránh xa các loại thực phẩm phức tạp, như bơ đậu phộng, quả hạch, mật ong hay sữa bò. Ngoài ra, hãy cẩn thận nếu gia đình bạn dễ dị ứng với một số loại thực phẩm nào đó. Một số nguồn thông tin cũng khuyến nghị tránh xa những loại lúa mì và quả mọng nước (đặc biệt là dâu tây nhưng quả việt quất thì được).
- Mua một số loại ngũ cốc dạng miếng để cho bé thử tự ăn. Bé sẽ bắt đầu với việc dùng cả tay, rồi 3 ngón, và sau đó chỉ 2 ngón để kẹp ngũ cốc. Món này được bổ sung thêm vitamin, tốt cho kỹ năng vận động của bé. Chúng cũng có thể thực hành nhai, và thường thích những hình thù các nhau.
- Thay vì cho bé ăn cà rốt xay nhuyễn, hãy dùng một vài mẩu cà rốt đã nấu chín có thể bẻ ra làm các miếng nhỏ, hoặc đưa cho bé vài hạt đậu hay bông cải đã nấu chín. Tất cả những thứ có thể bẻ nhỏ hoặc bóp nát đều tốt (một lần nữa, tránh xa những thực phẩm phức tạp như đã đề cập 2 lần trước). Con bạn sẽ cố gắng nhét vào miệng nó đầy nhất có thể vì thế hãy đưa từng ít một và trông chừng bé để đảm bảo bé không bị nghẹn.
Chúc các bạn vui vẻ! Đó thực sự là một khoảng thời gian tuyệt vời!