“Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn

MÈO RÒM,
Chia sẻ

Thời gian ở cữ vất vả cộng thêm những xáo trộn tâm lý khiến nhiều mẹ có ý nghĩ không muốn sinh thêm con.

Giai đoạn ở cữ là một trải nghiệm vô giá đối với người phụ nữ. Trong khoảng thời gian ở cữ, họ có thể nhận thức rõ ràng về hôn nhân và gia đình của mình. Sau giai đoạn ở cữ, nhiều mẹ thường đưa ra 4 quyết định ảnh hưởng đến cuộc đời của họ, đó là điều gì?

1. Không còn tin tưởng người bạn đời

“Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn - Ảnh 1.

Trong giai đoạn ở cữ, người phụ nữ rất nhạy cảm và dễ tổn thương nếu không nhận được sự chăm sóc và thấu hiểu của người bạn đời. Thậm chí, việc chăm sóc con nếu bị tác động bởi lối suy nghĩ lạc hậu của những trưởng bối trong gia đình, càng khiến người phụ nữ gặp thêm áp lực về tinh thần.

Chị Mỹ: "Trong giai đoạn ở cữ, mỗi ngày tôi đều khóc. Bởi tôi sinh con gái, 3 lần bị xuất huyết tại nhà chồng nhưng không ai quan tâm đến tôi. Mẹ đẻ là người săn sóc và đưa tôi đến bệnh viện khám, mẹ chồng chẳng thèm đoái hoài đến tôi, thậm chí tôi còn bị bà mắng chửi không thương tiếc. Có lúc, tôi đã nghĩ đến chuyện tự sát. Những điều mẹ chồng đã đối xử với tôi, cả đời tôi không thể quên. Hiện tại, tôi đã dọn ra ở riêng, tôi không bao giờ muốn trở về gặp mẹ chồng".

2. Sau giai đoạn ở cữ, lập tức ly hôn chồng

“Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn - Ảnh 2.

Sau giai đoạn ở cữ, nhiều phụ nữ đã nhận thức rõ về người chồng đầu gối tay ấp với mình. Họ muốn giải thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt, cho dù việc chăm sóc con một mình có thể khiến họ cảm thấy mỏi mệt, cô đơn, buồn bã, nhưng điều đó không thể sánh bằng cảm giác sống bên một người chồng vô tâm.

Chị Lạc: "Tôi sinh mổ, vết thương đau đớn khiến tôi không thể ngồi dậy. Cả ngày tôi phải chăm sóc con, con khóc ré nhưng mẹ chồng chẳng đoái hoài đến mẹ con tôi. Sau 3 ngày ở cữ, mẹ chồng liền xúi giục chồng cãi nhau với tôi, thậm chí anh ta còn đánh tôi. Tôi đã ôm con về nhà bố mẹ đẻ. Sau khoảng thời gian ở cữ, tôi đã ly hôn chồng, bởi tôi đã nhận ra bộ mặt thật của anh ta".

3. Thời gian ở cữ vất vả khiến nhiều mẹ không muốn sinh thêm con

“Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn - Ảnh 3.

Sau giai đoạn ở cữ, các mẹ đã hiểu tận cùng nỗi khổ và vất vả của người phụ nữ khi mang thai và sinh con. Do đó, nhiều người cảm thấy mãn nguyện và hài lòng với việc chỉ sinh một bé.

Chị Hồng: "Mẹ chồng chính là người khiến tôi ngại ngần sinh thêm bé thứ hai. Khi tôi mới mang thai, bà ấy bảo sẽ chăm sóc hai mẹ con trong giai đoạn ở cữ. Thế nhưng suốt thời gian ở cữ, tôi không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào từ bà ấy. Thậm chí, bà ấy còn ngăn cản khi chồng muốn giúp đỡ tôi chăm con. Tôi nhớ về khoảng thời gian ở cữ, cái nóng nực của mùa hè không có điều hòa, tôi phải ôm con đi chợ mua những vật dụng cần thiết cho hai mẹ con. Có lúc, tôi cảm thấy mình sẽ chết vì quá mệt mỏi. Hiện tại, bà ấy hết lời khuyên nhủ muốn tôi sinh thêm bé nữa, bé lớn sẽ do bà ấy chăm sóc. Đương nhiên tôi không muốn sinh thêm con, và không bao giờ tin bà ấy thêm lần nào nữa".

4. Hạnh phúc viên mãn vì được mọi người quan tâm

“Bí mật” về tâm lý của các mẹ sau giai đoạn ở cữ, tất cả các ông bố nên biết để thấu hiểu vợ mình hơn - Ảnh 4.

Sau giai đoạn ở cữ, nhiều mẹ may mắn nhận ra mình đã cưới đúng người, đã cho con một người cha tốt. Sự quan tâm và chu đáo của chồng như nguồn sức mạnh tinh thần to lớn khiến các mẹ cảm thấy hạnh phúc, viên mãn khi ở bên chồng và con.

Chị Mai: "Trong giai đoạn ở cữ, chồng và mẹ chồng là những người tận tình chăm sóc mẹ con tôi. Mẹ chồng vốn là người mù chữ, ăn chay, nhưng bà vẫn săn sóc tôi từng li từng tí. Bà nấu đa dạng nhiều món cho tôi tẩm bổ, còn phụ giúp tôi chăm con. Hiện tại, sức khỏe của mẹ con tôi rất khỏe mạnh, tôi thật lòng biết ơn bà ấy".

Giai đoạn ở cữ là khoảng thời gian nhạy cảm đối với các mẹ. Họ cần nhận được sự quan tâm và săn sóc của người nhà, đồng thời san sẻ việc chăm sóc đứa trẻ mới sinh. Nếu các mẹ gặp áp lực tinh thần từ chính người thân trong gia đình, sẽ dễ rơi vào trạng thái trầm cảm, không tốt cho sức khỏe của mẹ và con.

Theo Toutiao

Chia sẻ