Bí kíp nuôi dạy con thông minh, giỏi giang dựa trên 4 nhóm máu

PHAN HẰNG,
Chia sẻ

Nhóm máu phần nào nói lên tính cách của một người, từ đó cha mẹ sẽ biết được đâu là cách dạy con phù hợp.

Bạn đã từng nghe nói tới phương pháp nuôi dạy con theo nhóm máu chưa? Một số chuyên gia cho rằng, trẻ có nhóm máu khác nhau sẽ có những tính cách và sở trường khác nhau. Nếu cha mẹ có thể dạy con theo đúng đặc điểm của từng nhóm máu, hiệu quả giáo dục sẽ được nhân đôi.

Phương pháp nuôi dạy con theo nhóm máu

Trẻ nhóm máu A

Đặc điểm tính cách: Nhạy cảm, nhạy bén, nhút nhát.

Trẻ nhóm máu A thường có trực giác rất nhạy bén và nhạy cảm. Phần lớn trẻ đều nhút giác, thường trốn sau lưng mẹ, quan sát xung quanh một cách thận trọng.

Do thiếu tự tin, trẻ dễ mất tự tin khi gặp khó khăn hoặc thất bại. Một đặc điểm khác của trẻ là hay bị cuốn theo cảm xúc, rất nhạy cảm với những đánh giá của người khác. Vì vậy, trẻ sẽ cố gắng hết sức để làm hài lòng người khác để tránh bị ghét bỏ. Do đó, trong số những trẻ nhóm máu A, rất ít trẻ có hành vi lệch lạc. Trẻ thường rất ngoan ngoãn, thậm chí có vẻ quá chín chắn so với tuổi.

Trẻ thiếu tự tin, sợ bị từ chối, vì vậy luôn dè dặt khi làm quen với bạn mới. Dù nhút nhát nhưng lại có lòng tự trọng rất cao. Nếu cha mẹ mắng mỏ con trước mặt nhiều người hoặc so sánh con với bạn bè khác, tâm hồn nhỏ bé của trẻ sẽ bị tổn thương, khiến trẻ cảm thấy rất buồn.

Bí kíp nuôi dạy con thông minh, giỏi giang dựa trên 4 nhóm máu - Ảnh 1.

Ảnh AI.

Phương pháp nuôi dạy:

Khi trẻ làm việc gì đó, cha mẹ có thể động viên con nhiều hơn. Ở nhà, cha mẹ có thể cho trẻ tự hoàn thành một số việc nhất định, bạn sẽ thấy kết quả bất ngờ. Điều quan trọng nhất khi nuôi dạy con cái là giúp trẻ xây dựng sự tự tin, và cách hiệu quả nhất là "khen ngợi". Còn về hình phạt, cha mẹ cần có chừng mực, không nên làm tổn thương lòng tự trọng vốn đã mong manh của trẻ.

Để nuôi dạy trẻ nhóm máu A, cha mẹ có thể tạo ra một môi trường xã hội thuận lợi, thường xuyên đưa trẻ tham gia các hoạt động khác nhau. Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm.

Ví dụ như khi trẻ chơi với bạn bè, cha mẹ có thể nói: "Cùng nhau chơi có vui hơn không nào?". Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích một cách nhẹ nhàng thay vì chỉ trích ngay lập tức. Đối với những trẻ nhút nhát, sợ sệt, việc cho trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp chúng phát triển toàn diện hơn.

Trẻ nhóm máu B

Đặc điểm tính cách: Lạc quan, vui vẻ, bốc đồng, tùy hứng, hướng nội.

Trẻ nhóm máu B có 2 kiểu tính cách trái ngược nhau: Một kiểu giống trẻ nhóm máu O, rất hoạt bát vui vẻ, còn kiểu khác lại khá nhút nhát và hướng nội.

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nhóm máu B có tính cách khác biệt rõ rệt so với các nhóm máu khác. Tính cách của trẻ nhóm máu B rất đa dạng, một số bé rất hoạt bát vui vẻ, một số lại khá nhút nhát và hướng nội.

Trẻ nhóm máu B lạc quan, cởi mở, hào sảng. Trẻ dễ tính nhưng dễ bốc đồng làm việc theo cảm xúc. Trẻ rất nhạy cảm với những thay đổi xung quanh, biết cách quan sát người khác nhưng không quan tâm đến đánh giá của người khác về mình. 

Thực tế, trẻ nhóm máu B có xu hướng giữ khoảng cách với người khác và không thích tham gia các hoạt động tập thể. Trẻ thiếu kiên nhẫn, không ổn định và dễ thay đổi sở thích.

Phương pháp nuôi dạy:

Cha mẹ nên xây dựng một môi trường gia đình ấm cúng và dần dần mở rộng phạm vi giao tiếp của trẻ, cho trẻ tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Khi nuôi dạy trẻ nhóm máu B, cha mẹ có thể cho trẻ đi nhà trẻ, rủ bạn bè về nhà chơi, giúp trẻ tích cực tham gia các hoạt động nhóm. 

Cha mẹ cần dạy trẻ những quy tắc và kiến thức xã hội, rèn luyện tính kiên trì, điều này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.

Bí kíp nuôi dạy con thông minh, giỏi giang dựa trên 4 nhóm máu - Ảnh 2.

Trẻ nhóm máu O

Đặc điểm tính cách: Tự tin, kiên định, bướng bỉnh, độc lập. 

Trẻ nhóm máu O rất tự tin vào bản thân, có ý chí kiên định và rất kiên trì. Nói cách khác, trẻ không quan tâm đến việc bị mắng mỏ hay phạt, cũng không quan tâm đến ý kiến của người khác, đây là một đứa trẻ rất độc lập. 

Trong 4 nhóm máu, trẻ nhóm O có khả năng giao tiếp xã hội tốt nhất, khi tiếp xúc với môi trường mới, trẻ thường rất bình tĩnh và xử lý mọi việc một cách trôi chảy. Tuy nhiên, khi tính cách này đi quá đà, trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, cố chấp và độc đoán. Hơn nữa, do hành vi nổi bật của mình, trẻ dễ bị bạn bè ghen tị.

Khi còn nhỏ, trẻ nhóm máu O thường quấn quýt lấy người lớn, hầu hết các trẻ đều không sợ người lạ, thích được anh chị em cưng chiều và luôn muốn được cha mẹ âu yếm. Nếu được cha mẹ bảo bọc quá mức, trẻ cũng sợ hãi khi gặp phải những tình huống bất ngờ. Nếu sống trong môi trường thiếu tình yêu thương, trẻ sẽ trở nên rất bất an.

Phương pháp nuôi dạy:

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ nhóm máu O giao lưu với các bạn cùng trang lứa, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động nhóm. Khi cần thiết, cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen với bạn bè mới và dạy trẻ hiểu được giá trị của sự đoàn kết. Cha mẹ có thể tổ chức các trò chơi đòi hỏi sự hợp tác để rèn luyện tinh thần đồng đội cho trẻ.

Đối với tính bướng bỉnh và không chịu nhận lỗi của trẻ nhóm O, cha mẹ nên khen ngợi trước khi phê bình, tuyệt đối không dùng cách thưởng phạt để khuyến khích trẻ, tránh tạo ra thói quen đòi hỏi. Trước khi phê bình, cha mẹ nên khẳng định những ưu điểm của trẻ, sau đó nhẹ nhàng chỉ ra lỗi sai, không cần nói quá nhiều, chỉ cần trẻ hiểu là được.

Nhóm máu AB

Đặc điểm tính cách: Nhạy bén, tò mò, bốc đồng, dễ nản. 

Trẻ nhóm máu AB có cảm xúc khá lạnh lùng. Trẻ ít quan tâm đến cảm xúc của người khác, chỉ tập trung vào việc của mình nên dễ tạo cảm giác hơi xa cách. Trẻ cũng có những lúc rất hoạt bát, nhưng không thể duy trì được sự vui vẻ lâu dài, phần lớn thời gian trẻ không muốn giao tiếp với người khác và khá nhút nhát. 

Trẻ rất thích những câu chuyện cổ tích, giàu trí tưởng tượng. Trẻ rất tò mò và luôn muốn tìm hiểu mọi thứ, có tính kiên trì cao. Tuy nhiên, điểm yếu lớn nhất của trẻ là dễ bốc đồng, khi gặp khó khăn, trẻ dễ cảm thấy thất vọng và không ổn định về cảm xúc.

Phương pháp nuôi dạy:

Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ nên hỏi rõ lý do tại sao trẻ lại làm như vậy, lắng nghe suy nghĩ của con mình và sau đó nhẹ nhàng giải thích. 

Cha mẹ có thể nói với trẻ: "Mẹ hiểu cảm giác của con lúc đó", để bé cảm thấy được thấu hiểu. Cha mẹ cũng có thể đưa ra những gợi ý khác, ví dụ như: "Cách làm này không tốt, chúng ta hãy thử cách khác nhé". 

Cha mẹ có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động tình nguyện, giúp trẻ trải nghiệm những khó khăn và thất bại trong cuộc sống. Đối với nhóm máu AB, cha mẹ không cần quá lo lắng về khả năng thích nghi của trẻ với xã hội, cũng không nên nuông chiều quá mức, tránh làm trẻ mất đi sự tự lập. 

Cha mẹ có thể khuyến khích trẻ đối mặt với khó khăn và sử dụng trí thông minh của mình để giải quyết vấn đề.

*Thông tin mang tính chất tham khảo

Chia sẻ