Bí kíp chăm sóc sức khỏe và lấy lại phong độ sau sinh
Thông thường sau sinh, cơ thể người phụ nữ biến đổi rất nhiều. Mẹ trải qua một cuộc lâm bồn vất vả và “hậu quả” để lại cũng vô cùng nặng nề. Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc tốt hơn cho mẹ.
Chăm sóc bầu ngực và nhũ hoa
Khi mang thai ở ba tháng cuối, chị em đã có sữa non. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, bạn không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dễ sinh sớm.
Sinh xong khoảng 2-3 ngày, phụ nữ sẽ có “sữa trưởng thành”. Nhiều mẹ sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, sau này bé không quen bú mẹ, khiến mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật, do đó mẹ cần kiên nhẫn.
Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), mẹ cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể đó là dấu hiệu băng huyết.
Ngược lại, nếu sinh xong, mẹ thấy rất ít hoặc không có sản dịch cũng cần lưu ý bởi có thể đã không thoát được dịch, tử cung khó co lại, dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có người còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.
Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh chỉ nằm yên trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó nên đi lại thật nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, bạn cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông nên não, tránh hiện tượng choáng ngất, dễ bị ngã, chấn thương…
3. Đặc biệt, bạn nên tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước. Trong trường hợp bị trĩ, mẹ có thể dùng thuốc mỡ bôi, cũng đỡ đau nhức phần nào.
4. Ngoài ra, phụ nữ ngay khi sinh xong có thể tập khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.
Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng…
5. Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non). Lúc này không nên chủ quan mà cần sử dụng các biện pháp tránh thai ngay. Việc có thai lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, hư thai…
6. Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt nhẹ nhàng, có thể dùng máy sấy hỗ trợ việc làm khô.
Nếu sau 4 ngày mà không thấy giảm đau, nhức nhối thì có thể là mẹ bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau một tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.
Sau sinh, các mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hãy ăn những món ăn dễ tiêu, tránh các gia vị ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ lạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.
Để tránh bị sổ bụng sau sinh, mẹ có thể dùng gen, tã cotton để bó bụng lại nhưng phải đợi sau 1 tuần, khi đã hết máu đỏ. Nếu bó bụng sớm có thể khiến sản dịch bị ứ, dạ con khó co lại.
Nhiều bà mẹ trẻ còn rất lo lắng khi thấy các vết rạn rõ nét sau ngày sinh. Nhưng dù dùng biện pháp gì, các dấu vết này cũng không thể mất ngay được mà chỉ mờ dần đi.
Để sớm lấy lại vóc dáng như lúc chưa sinh, mẹ có thể tiến hành tập thể dục. Tuy nhiên trong tháng đầu tiên, mẹ chỉ nên vận động nhẹ nhàng, tập các động tác giơ tay, giơ chân qua lại, lên xuống từ tốn. Lưu ý thêm là dù có sốt ruột muốn làm đẹp ngay, các bà mẹ cũng nên đợi sau sinh khoảng 6 tháng mới tập thể dục thẩm mỹ với các động tác mạnh. Bơi cũng là một phương pháp rèn luyện hình thể mà các mẹ có thể tiến hành ngay sau khi hết sản dịch. Chúc các mẹ nhanh chóng lấy lại “phong độ” nhé!