Bệnh viện Nhi uy tín hướng dẫn các bước tắm cho trẻ sơ sinh, ai lần đầu làm mẹ cũng nên xem Hồng Hạnh , Theo Nhịp Sống Việt Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Tắm cho con là khoảng thời gian thư giãn và gắn kết giữa cha mẹ và con cái. Nhưng có rất nhiều ông bố bà mẹ, nhất là những người lần đầu làm mẹ, lúng túng không biết phải bắt đầu từ đâu khi tắm cho trẻ sơ sinh. Vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh: Mẹ làm đúng cách sẽ giảm thiểu tình trạng bé quấy khóc và nôn trớ Cho con bú đúng khớp ngậm - kỹ năng cực quan trọng cho những ai lần đầu làm mẹ Hàng trăm câu hỏi đã được các bậc cha mẹ đặt ra: nào là nên tắm bé vào thời gian nào, tắm ở đâu, các bước tắm như thế nào? Phải chuẩn bị những gì để tắm cho con...Thật ra, không có quy định nào về thời gian hoàn hảo để tắm cho trẻ sơ sinh. Có nhiều cha mẹ thích tắm cho con vào buổi tối vì nó sẽ giúp bé thư giãn và ngủ ngon hơn. Nhưng cũng có cha mẹ lựa chọn tắm cho con vào buổi sáng lúc bé tỉnh táo nhất.Trong vài tuần đầu tiên kể từ lúc mới sinh, cha mẹ không cần thiết phải tắm cho bé mỗi ngày và nếu tắm thì tốt nhất là không nên vượt quá 5 phút, để tránh cho bé bị lạnh. Nếu quyết định không tắm hàng ngày, ít nhất cha mẹ nên vệ sinh mặt, cổ, mông và bộ phận sinh dục mỗi ngày cho bé bằng khăn ấm.Cha mẹ có thể tắm cho bé ở bất kỳ căn phòng nào trong nhà, miễn là nó kín gió, ấm áp, sạch sẽ và an toàn là được.Một số điều cần lưu ý khi tắm cho bé:- Không bao giờ được rời mắt khỏi em bé, dù chỉ một phút.- Nên tắm bé vào lúc bé không quá đói hoặc quá no.- Nhiệt độ nước tắm lý tưởng cho bé là 37 độ C.- Cha mẹ rửa tay thật sạch bằng nước với xà phòng trước khi tắm bé. 3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi" Đọc ngay- Thực hiện đúng các bước khi tắm em bé sơ sinh: lau mắt, rửa mặt, gội đầu, tắm, và vệ sinh rốn là bước cuối cùng trong chu trình này. - Trong khi tắm, cha mẹ nên trò chuyện với bé để thời gian tắm là khoảng thời gian thư giãn của bé.Các bước tắm bé:Để cụ thể hơn từng bước tắm cho trẻ sơ sinh, cha mẹ hãy xem đoạn video hướng dẫn chi tiết các bước tắm cho em bé sơ sinh của Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em KK - bệnh viện lớn nhất chuyên chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em ở Singapore dưới đây nhé.1. Chuẩn bị: Chậu tắm, bình nước ấm, nước đun sôi để nguội, bông gòn, túi ni lông để chứa bông gòn bẩn, khăn mặt, khăn tắm, sữa tắm, quần áo của bé, tã, khăn quấn bé (nếu cần).Các mẹ có thể tham khảo các bước tắm cho trẻ sơ sinh trong video trên.Đầu tiên, đổ nước sôi nguội vào chậu tắm, sau đó cho nước ấm vào cho đến khi lượng nước ở mức 1/3 chậu. Khuấy đều nước và sử dụng khuỷu tay để kiểm tra nhiệt độ của nước tắm. Phải chắc chắn rằng nước có độ ấm vừa phải, không quá nóng.Có thể xả trực tiếp nước lạnh từ vòi vào chậu tắm của bé, sau đó xả nước ấm và khuấy đều.2. Lau mắt: Nhúng miếng bông vào nước sạch rồi vắt bớt nước và bắt đầu lau mắt cho bé từ góc trong của mắt di chuyển ra ngoài. Mỗi miếng bông dùng cho một mắt và chỉ sử dụng một lần. Tuyệt đối không dùng một miếng bông lau đi lau lại. Dùng hai miếng bông khác nhau để lau mắt cho bé từ trong ra ngoài.3. Rửa mặt: Có thể sử dụng khăn mặt hoặc bông nhúng vào trong nước. Lau sạch mặt em bé từ giữa trán kéo ra ngoài và vòng xuống má. Bạn hãy đảm bảo lau đủ: trán, mũi, má và vùng miệng cho bé.4. Gội đầu: Bạn bế em bé theo tư thế "football hold" với lòng bàn tay đỡ đầu và cổ của bé, để chân bé kẹp dưới nách của bạn. Hơi nghiêng đầu bé về phía chậu tắm và bắt đầu gội đầu. Nhẹ nhàng lau khô tóc bé bằng một góc của chiếc khăn tắm. Bế em bé theo tư thế "football hold" sẽ giúp bạn dễ dàng gội đầu cho bé.5. Tắm cho bé: Đặt tay trái dưới vai bé để đỡ đầu và cho các ngón tay xuống dưới nách bé để giữ bé được chắc. Tay phải đỡ dưới mông và đùi bé rồi bế bé đặt vào chậu tắm. Đặt bé ngồi trong chậu bằng cách tay trái vẫn đỡ vai bé, nhớ là luôn giữ đầu bé trên mực nước, thả tay phải ra rồi dùng khăn tắm phía thân trước và khu vực riêng tư của bé. Sau khi thực hiện xong, dùng tay phải để đỡ lấy phần dưới nách của bé để lật bé nằm sấp trên tay phải trong khi bạn làm sạch lưng và mông bằng tay trái.Sau khi tắm nửa thân trước thì lật úp bé để tắm nửa sau.Sau khi tắm xong, nhẹ nhàng đặt em bé lên khăn tắm và lau khô. Chú ý lau khô các ngấn, phía sau tai, khoảng giữa các ngón tay và ngón chân, dưới nách và vùng kín của bé.6. Vệ sinh cuống rốn: Trước khi mặc quần áo cho bé, bạn nhớ vệ sinh vùng rốn. Sử dụng miếng bông nhúng vào nước đun sôi để nguội và vắt khô để làm sạch đế rốn theo chuyển động hình tròn. Vứt bỏ miếng bông sau khi lau. Sau đó lấy một miếng bông khác lau hai bên của dây rốn. Mỗi lần lau là một miếng bông mới. Bạn nhớ làm sạch kẹp dây và đầu dây rốn.7. Mặc quần áo cho bé: Không nên mặc quá nhiều quần áo, hãy mặc đồ thoải mái cho bé phù hợp với nhiệt độ môi trường. Bạn có thể thoa kem dưỡng da cho bé trước khi mặc quần áo, tuy nhiên, phấn rôm thì không được khuyến khích dùng.Lần đầu làm mẹ sẽ không tránh khỏi bối rối, lo lắng và có nhiều hoang mang. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thêm về trẻ sơ sinh và các kĩ năng chăm sóc bé TẠI ĐÂY nhé! Lần đầu làm mẹ và những “lỗi” cơ bản hầu như mẹ nào cũng mắc phải Chia sẻ Thích Đọc tin tức mới nhất, tìm hiểu phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại aFamily. Tắm cho trẻ sơ sinhChăm sóc trẻ sơ sinhLần đầu làm mẹTắm cho bé sơ sinhKỹ năng làm mẹ