Bệnh phát ban đỏ nhiễm khuẩn cấp dễ gây nhầm lẫn ở trẻ nhỏ vào mùa đông
Phát ban đỏ nhiễm khuẩn cấp thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, gây phát ban ở 1 số bộ phận trên cơ thể trẻ nên thường khiến cha mẹ hiểu nhầm với hiện tượng nứt nẻ, khô da hay gặp trong thời tiết lạnh.
Phát ban đỏ nhiễm khuẩn cấp là bệnh gì?
Phát ban đỏ nhiễm khuẩn cấp hay còn gọi là bệnh số 5 là bệnh do virus parvovirus B19 gây ra. Bệnh xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, đặc biệt là khi thời tiết trở nên lạnh giá. Đây là thời gian trẻ dễ bị nhiễm virus bệnh ban đỏ nhiễm khuẩn cấp nhất. Tuy nhiên, bệnh này thông dụng và nhẹ ở hầu hết trẻ em.
Nếu mẹ thấy tình trạng phát ban kéo dài hơn 5 tuần, ban chuyển màu tím, hoặc gây đau đớn cho trẻ thì phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị (Ảnh minh họa).
Con đường lây nhiễm
Bệnh dễ dàng lây nhiễm qua đường hô hấp như ho, tiếp xúc với dịch nhầy mũi, nước bọt của trẻ bệnh hoặc chạm tay. Nó có thể lây lan bất kì lúc nào, bất kì độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là học sinh Tiểu học. Tuy nhiên bệnh này đòi hỏi ít phải điều trị và thường tự khỏi.
Triệu chứng
Các triệu chứng sớm ở trẻ bị ban đỏ nhiễm khuẩn cấp sẽ lộ diện từ 7-14 ngày sau khi bị nhiễm virus, thường là:
- Đau đầu.
- Mệt mỏi.
- Sốt nhẹ.
- Viêm họng.
- Sổ mũi.
- Buồn nôn.
- Đau bụng.
Khoảng vài ngày sau khi các triệu chứng này xuất hiện này, phát ban trên da sẽ xuất hiện đầu tiên ở 2 bên má của trẻ, kế tiếp là thân, tay, chân, và mông. Những nốt phát ban có màu đỏ hồng, sờ có cảm giác hơi gồ lên. Những nốt ban ở chân có thể khiến cho trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu. Phát ban thường chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối của bệnh, kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy tình trạng phát ban kéo dài hơn 5 tuần, ban chuyển màu tím, hoặc gây đau đớn cho trẻ thì phải ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Nếu phát ban kéo dài, có biểu hiện lạ, gây đau đớn cho trẻ thì cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh này có thể khá nghiêm trọng với phụ nữ mang thai, những người mắc bệnh thiếu máu hoặc có hệ miễn dịch yếu bởi nó khiến cho mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai, thai chết lưu hoặc khiến cho bản thân người mẹ bị thiếu máu.
Cách phòng bệnh và hướng điều trị
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị cho bệnh, đa số các tình huống là chờ đợi để những triệu chứng dần tự biến mất. Ngoài ra, cha mẹ có thể áp dụng 1 số quy tắc sau để đảm bảo sức khỏe cho con:
- Khi bé bị nhiễm bệnh, với trẻ khỏe mạnh bình thường, không cần thiết phải chữa trị. Mẹ có thể cho con uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ và nghỉ ngơi nhiều là sẽ dần tự hồi phục.
- Cho bé nghỉ ngơi tại nhà, đến khi khỏi hẳn thì mới đến trường để tránh lây cho trẻ khác.
- Nếu các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hoặc gây đau cho bé thì cần phải điều trị bằng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng là 1 cách phòng bệnh hiệu quả (Ảnh minh họa).
- Giữ gìn vệ sinh, nhà cửa sạch sẽ để virus không có cơ hội lây lan.
- Mẹ thường xuyên rửa tay của mình và tay của trẻ để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
- Tập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, đảm bảo vệ sinh. Dạy bé dùng khăn tay mỗi khi muốn ho, hắt hơi.
- Hạn chế tiếp xúc với người bị ho, hắt hơi.
Dạy bé dùng khăn tay mỗi khi muốn ho, hắt hơi sẽ giúp hạn chế sự lây lan của bệnh (Ảnh minh họa).
Đối với mẹ bầu cũng cầu lưu ý các biện pháp phòng ngừa như trên, tránh tiếp xúc với người bệnh và đến nơi đông người. Nếu mắc bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp.
Đây là loại bệnh dễ khiến cha mẹ nhầm tưởng là do hanh khô, da bé bị nứt nẻ, tấy đỏ do nẻ. Nhưng nếu trẻ có xuất hiện 1 trong các triệu chứng kể trên thì cha mẹ lưu ý để chăm sóc bé tốt hơn để bé mau khỏi bệnh và không lây lan sang trẻ khác. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng vẫn cần sự theo dõi chặt chẽ, giảm thiểu sự khó chịu khi trẻ bị mắc bệnh.
Nguồn: Parent