Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị ve chó cắn trên đầu, bố mẹ có một hành động được bác sĩ hết lời khen ngợi

PHAN HIỀN,
Chia sẻ

Khi bị ve chó cắn, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cha mẹ cần đặc biệt lưu ý, không nên xử lý theo quán tính mà gây nguy hại đến tính mạng con mình.

Theo trang Sohu đưa tin, một cháu bé sơ sinh 4 ngày tuổi ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc được bố mẹ đưa đến bệnh viện gần nhà khám vì phát hiện ra dị vật trên đầu con mình. Sau khi kiểm tra, bác sĩ nhận định đứa trẻ bị ve chó cắn, rất may là phía gia đình không tự xử lý, nếu không sẽ để lại hậu quả khôn lường cho em bé. Bố mẹ em bé này đoán rằng, có thể trên đường lái xe về nhà sau khi xuất hiện, họ mở cửa sổ nên vô tình ve chó bò vào.

Tình trạng trẻ em bị ve chó cắn và ký sinh trên da thịt không phải là chuyện lạ, nhưng bác sĩ vẫn nhắc đi nhắc lại người nhà không nên tự ý xử lý ve chó theo cách thông thường là dùng tay gỡ ra.

Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị ve chó cắn trên đầu, bố mẹ không lấy tay gỡ ra cho con liền được bác sĩ khen ngợi - Ảnh 1.

Cháu bé 4 ngày tuổi bị ve chó cắn.

Được biết, ve chó là một loại ký sinh trùng, nó có hình bầu dục dài, lưng và bụng phẳng, bên trên có lớp lông màu nâu đỏ hoặc nâu sẫm, kích thước to bằng hạt gạo và phồng lên khi hút máu.

Khi ve chó bám vào da và hút máu, nó sẽ bám cực kỳ chắc chắn, khó có thể gỡ ra. Chỉ khi nó hút máu no, phình to lên, người ta mới dễ dàng nhận thấy bằng mắt, ngay cả khi con ve chó này chết, càng chứa nọc độc ở miệng của nó có thể vẫn còn sót lại trong da.

Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị ve chó cắn trên đầu, bác khuyên không nên xử lý theo cách thông thường - Ảnh 2.

Bị ve chó cắn, không nên tự ý gỡ ra bằng tay.

Theo bác sĩ Lưu Trung Ba tại Đại học Sơn Đông, Trung Quốc: "Trong trường hợp bình thường, sau khi bị ve chó cắn, mọi người nên sử dụng cồn hoặc parafin (sáp nóng). Cồn có thể gây mê bọ chét, khiến chúng tự rụng, trong khi đó parafin có thể bịt kín con ve, khiến nó ngạt thở và tự rơi ra. 

Điều lưu ý là không nên dùng tay kéo hay cố gỡ con ve, cũng không thể giết chết nó trên da. Bởi vì điều này có thể khiến cho các mô chứa nọc độc của ve chó còn sót lại trên da, xâm nhập vào chỗ cắn. Vết thương hở này có thể gây viêm não và một số bệnh truyền nhiễm, gây tử vong trong một số trường hợp".

Bác sĩ Lưu nhắc nhở mọi người rằng, ve chó hoạt động mạnh và phát triển nhanh từ tháng 5 đến tháng 11. Lúc này, khi di chuyển bên ngoài cần mặc áo dài tay, nếu trẻ bị ve chó cắn, cần xử lý càng sớm càng tốt.

Nguồn: Sohu

Bé sơ sinh 4 ngày tuổi bị ve chó cắn trên đầu, bố mẹ không lấy tay gỡ ra cho con liền được bác sĩ khen ngợi - Ảnh 4.

Chia sẻ