Bé gái bị phồng rộp, tổn thương ngón tay cái, không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen đứa trẻ nào cũng thích

BN,
Chia sẻ

Thói quen phổ biến này khi trẻ còn nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì, thậm chí nhìn còn rất đáng yêu nhưng nếu duy trì khi đã lớn, nó để lại những hậu quả khó lường.

Sự hình thành thói quen là chìa khóa cho cuộc sống của mỗi đứa trẻ. Thói quen tốt có thể khiến trẻ sống tự lập, trở thành người xuất sắc trong tương lai, thói quen xấu có thể đẩy trẻ đến những nguy hiểm cho cả sức khỏe, tinh thần.

Như chúng ta vẫn thấy, đứa trẻ nào cũng thích mút ngón tay, đặc biệt là ngón tay cái. Nhưng đến một độ tuổi nhất định, trẻ sẽ tự bỏ thói quen này. Tuy nhiên, cũng có những trẻ mút ngón tay quá nhiều hoặc vẫn thích mút ngón tay dù đã lớn và để lại hậu quả khó lường như bé gái giấu tên dưới đây. Bé có sở thích mút ngón tay cái, thường đưa ngón tay vào miệng ngậm bất cứ lúc nào, thậm chí khi ngủ nếu không mút tay cũng khó mà ngủ được. Thói quen này đã khiến ngón tay bé ngày càng kì lạ, có lúc nó phồng rộp như bị mụn, rồi cả những vết thương như bị đứt tay. Điều này khiến mẹ bé vô cùng đau đầu nhưng chưa biết làm thế nào để con từ bỏ thói quen mút ngón tay cái.

Bé gái bị phồng rộp, tổn thương ngón tay cái, không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen đứa trẻ nào cũng thích - Ảnh 1.

Ngón tay bị tổn thương của bé gái.

Vậy điều gì sẽ xảy ra khi trẻ quá thích mút ngón tay đến mức không thể từ bỏ?

Bắt đầu từ giai đoạn mọc răng, trẻ sẽ thường xuyên cho mọi thứ vào miệng ngậm nhưng thường sẽ "yêu" ngón tay nhất. Nếu đến 5 tuổi, thói quen này vẫn duy trì, nó sẽ trở thành thói quen xấu, bố mẹ không kịp thời điều chỉnh thì sẽ ảnh hưởng cực lớn đến trẻ về mọi mặt, bao gồm những vấn đề sau:

Chán ăn, biếng ăn và thiếu hụt dinh dưỡng

Khi trẻ suốt ngày đưa ngón tay vào miệng, đến bữa ăn trẻ cũng chẳng thiết ăn uống gì. Sự chán ăn, biếng ăn chính từ thói quen mút ngón tay quá nhiều mà ra. Về lâu dài, tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất, không thể phát triển toàn diện.

Bé gái bị phồng rộp, tổn thương ngón tay cái, không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen đứa trẻ nào cũng thích - Ảnh 2.

Ảnh hưởng đến răng và hàm

Trẻ từ 5-6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng vĩnh viễn, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hàm bị hô hay móm, lệch khớp cắn, khó phát âm.

Trẻ tự ti, xấu hổ

Một số bé ngoài mút ngón tay còn hay cắn móng tay. Thấy thế, cha mẹ hay mắng mỏ, trách phạt trẻ. Trẻ không thể từ bỏ thói quen này ngay lập tức, và lại càng bị mắng nhiều hơn. Dần dần, chúng sẽ cảm thấy căng thẳng và tình trạng mút ngón tay càng trầm trọng hơn.

Gia đình mà bố mẹ thường xuyên cãi nhau cũng khiến trẻ chán nản, buồn bã mà hay mút ngón tay dù đã lớn. Trẻ tìm cách mút ngón tay để giải tỏa cảm xúc khi không vui, và càng sa đà trầm trọng vào thói quen này khi bị cấm cản, dần trở nên tự ti, xấu hổ. 

Làm thế nào để con từ bỏ thói quen mút ngón tay?

Khuyến khích trẻ đập tay

Nếu trẻ còn nhỏ, chưa biết nói thì việc cải thiện thói quen mút tay sẽ dễ dàng hơn. Mỗi khi có điều gì khiến trẻ vui, thực hiện thành công 1 việc gì đó, bố mẹ hãy giơ tay nói "high five", trẻ sẽ bớt dần việc đưa tay lên miệng. Không nên đột ngột bắt con rút ngón tay ra khỏi miệng hay cấm con mút tay lúc ngủ một khi trẻ đã có thói quen này, bố mẹ nên từ từ cải thiện tình hình thì sẽ hiệu quả hơn.

Đánh lạc hướng trẻ

Nhiều bố mẹ hễ nhìn thấy con mút ngón tay liền tức giận mà mắng hay cấm đoán trẻ không được mút ngón tay nữa. Cách này chỉ làm trầm trọng thêm tần suất mút ngón tay của trẻ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tinh thần của chúng.

Thay vào đó, bố mẹ nên sử dụng những thứ mà trẻ quan tâm để gây sự chú ý với chúng, giúp trẻ bỏ ngón tay ra khỏi miệng như đưa cho trẻ đồ chơi, búp bê, gợi ý trẻ chơi một trò chơi mà chúng thích, dành sự quan tâm, thời gian chơi cùng con để tách rời trẻ ra khỏi sở thích mút ngón tay.

Bé gái bị phồng rộp, tổn thương ngón tay cái, không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen đứa trẻ nào cũng thích - Ảnh 4.

Có trẻ tự làm tổn thương mình vì mút ngón tay.

 Duy trì không khí gia đình vui vẻ, ấm áp

Khi trẻ ở trong một gia đình mà bố mẹ hay cãi vã, căng thẳng, trẻ sẽ bất ổn về cảm xúc và muốn thu mình lại. Khi ấy, chúng mút ngón tay như một cách để giải tỏa căng thẳng, buồn phiền. Vì thế, tạo môi trường sống vui vẻ, đầm ấm cho trẻ chính là cách giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn, duy trì cảm xúc tích cực, tâm trạng thư giãn.

Bổ sung dinh dưỡng hợp lý

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ bị thiếu một số nguyên tố vi lượng, chúng cũng sẽ mắc phải thói quen xấu mút ngón tay. Nghiêm trọng nhất là thói quen này duy trì với tần suất dày và lâu dài có thể làm biến dạng ngón tay. Khi ấy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám, tìm cách bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tăng cường canxi, vitamin... để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ.

Chia sẻ