Bé gái 6 tuổi có cục u ở ngực do dậy thì sớm, nguyên nhân xuất phát từ món trứng rất quen thuộc

MAKI,
Chia sẻ

Mới đây, khoa Nhi, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Quốc tỉnh Giang Tô đã tiếp nhận bệnh nhi giới tính nữ, 6 tuổi, thân hình hơi mập, đến khám vì có khối u ở ngực, khi sờ vào thì đau. Khi khám mới biết đó là dấu hiệu phát triển ngực do dậy thì sớm.

Bác sĩ Li Hui, Phó Trưởng khoa Nhi của bệnh viện cho biết: "Sau khi thăm khám, chúng tôi phát hiện cục u ở ngực cháu thực chất là dấu hiệu của sự phát triển vú, nhưng rất may là tuổi xương không phát triển quá nhanh, tử cung hơi to, buồng trứng có nang to lên. Ngoài ra, mọi thứ đang tạm thời bình thường. Qua đó, có thể đánh giá là cháu đã dậy thì sớm giả".

Sau khi hỏi thêm từ phía gia đình, bác sĩ biết rằng gia đình đứa trẻ là một "fan" trung thành của trứng lộn (trứng vịt, trứng gà, trứng cút lộn...), họ ăn nó cứ sau một hoặc hai ngày. Dưới ảnh hưởng từ thói quen ăn uống của gia đình, Tongtong (bé gái trong câu chuyện nêu trên) cũng rất thích ăn trứng lộn. Thực tế, trứng lộn có giá trị dinh dưỡng cao, do gia đình không ngăn cấm nên Tongtong mỗi lần có thể ăn 3 - 4 quả.

 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

"Đứa trẻ này dậy thì sớm có liên quan mật thiết đến món trứng lộn", bác sĩ Li Hui nhận định. Trứng lộn là phôi của gia cầm (gà, vịt, chim cút, ngỗng...), có chứa hàm lượng hormone sinh dục cao, nếu hấp thụ quá nhiều trong thời gian dài, lượng estrogen ngoại sinh này sẽ gây ra sự xuất hiện của các đặc điểm sinh dục thứ cấp.

Để điều trị cho Tongtong, trước hết bác sĩ khuyến cáo gia đình cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống của bé, ăn nhiều rau củ quả, tập thể dục nhiều hơn, đồng thời bổ sung thuốc bắc để dưỡng âm, giảm hỏa. Sau một thời gian điều trị khoa học thì các nốt sần ở vú của Tongtong đã ngừng phát triển nhanh chóng, trở nên mềm mại hơn rồi biến mất.

 - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

4 loại thực phẩm nên cho trẻ ăn ít để tránh dậy thì sớm

"Từ thực tế thăm khám hiện nay, dậy thì sớm ở trẻ em hầu hết liên quan đến béo phì, sử dụng mù quáng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, thuốc bổ trong thời gian dài, tiếp xúc quá nhiều hoặc hấp thụ quá nhiều hormone sinh dục ngoại sinh và các yếu tố khác", bác sĩ Li Hui nhận định. Do đó, để tránh cho trẻ gặp tình huống tương tự, các gia đình cần tránh cho trẻ ăn nhiều, thường xuyên các loại thực phẩm sau:

- Đồ chiên rán và đồ ăn nhiều đường

Hàm lượng calo và chất béo trong loại thực phẩm này quá cao, tiêu thụ nhiều dễ dẫn đến tích tụ mỡ trong cơ thể, gây rối loạn lượng hormone, từ đó khiến trẻ dậy thì sớm.

Đồ chua

Thức ăn muối chua dễ sinh ra nitrit hơn thức ăn tươi, nếu cho trẻ ăn loại thức ăn ngâm chua này trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các chức năng lá lách, dạ dày của trẻ, gây suy dinh dưỡng.

Trứng lộn

Loại thực phẩm này chứa nhiều estrogen và progesterone, nếu trẻ ăn thường xuyên, hấp thụ quá nhiều hormone ngoại sinh dễ gây dậy thì sớm.

 - Ảnh 3.

- Thuốc bổ

Hầu hết trẻ em không cần thuốc bổ. Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng có thể thúc đẩy sự phát triển xương của trẻ trong thời gian ngắn, nhưng nó có thể khiến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ bị ngừng lại sớm, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng.

Phòng ngừa là chính, cha mẹ không nên bất cẩn

Ngày nay, dậy thì sớm đã trở thành căn bệnh nội tiết lớn thứ hai ở trẻ em, chỉ đứng sau béo phì. Tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng theo từng năm, nó không chỉ đẩy nhanh quá trình trưởng thành xương, ảnh hưởng đến chiều cao suốt đời của trẻ mà còn là nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tâm lý, mặc cảm, tự kỷ, thậm chí tác động xấu đến khả năng đọc và học. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến sự tăng trưởng và phát triển của con mình.

 - Ảnh 4.

Bác sĩ Li Hui cho rằng phòng ngừa là chìa khóa để tránh dậy thì sớm và cha mẹ không nên bất cẩn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến thói quen ăn uống của trẻ, cân đối dinh dưỡng, ăn nhiều rau quả theo mùa, ăn ít thức ăn chiên rán, nhiều calo và nội tiết tố cao, đi ngủ sớm và tập thể dục nhiều hơn để tránh thừa cân béo phì.

Nếu phát hiện trẻ phát triển sớm các đặc điểm sinh dục thứ phát như: phát triển ngực trước 8 tuổi, phát dục trước 10 tuổi ở bé gái; đặc điểm sinh dục phụ ở trẻ trai trước 9 tuổi như có phát triển trái cổ, tăng chiều cao quá nhanh... hãy cảnh giác, đưa con bạn đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, Women's Health, WebMD

Chia sẻ