Bé 1 tuổi chứa đầy sán lá gan trong bụng, nguyên nhân do thói quen nhiều cha mẹ mắc phải khi nấu nướng

Hà Vũ,
Chia sẻ

Nhiều bà mẹ cảm thấy không hiểu sao chăm con rất kỹ mà con vẫn bị ốm, thực chất cũng là do cha mẹ không để ý những chi tiết nhỏ trong quá trình chế biến thức ăn.

Khi con còn nhỏ, vấn đề mà các bậc cha mẹ quan tâm nhất chính là sức khỏe của con mình. Vì trẻ còn tương đối nhỏ, thể lực và hệ miễn dịch vốn còn non yếu nên việc cha mẹ sơ ý một chút cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Cách đây ít lâu, một cậu bé một tuổi ở Quảng Đông, đột ngột bị sốt cao và nôn mửa, cha mẹ lo lắng đưa con trai đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ phát hiện cậu bé bị nhiễm ký sinh trùng sán lá gan. Sau khi tìm hiểu được biết, gia đình thường dùng 1 cái thớt để thái cả thức ăn sống và chín, đây là nguyên nhân khiến đứa trẻ mắc bệnh. Rất may mắn, bố mẹ đã đưa đứa trẻ đến bệnh viện kịp thời, sức khỏe của đứa trẻ được đảm bảo.

Bé 1 tuổi chứa đầy sán lá gan trong bụng, nguyên nhân do thói quen nhiều cha mẹ mắc phải khi nấu nướng - Ảnh 2.

Thớt chứa rất nhiều vi khuẩn (Ảnh minh họa).

Bác sĩ trân trọng nhắc nhở các bậc phụ huynh: "Thức ăn sống và thức ăn chín phải được cắt riêng. Một chiếc thớt không thể dùng cho cả thịt sống và thịt chín để tránh lây nhiễm chéo. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển, thể chất yếu rất dễ bị nhiễm khuẩn".

Hầu hết cha mẹ luôn nghĩ rằng thớt sau khi vệ sinh sạch sẽ chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng trên thực tế thớt tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại mà chúng ta không hề hay biết. Theo Public Health, chiếc thớt hàng ngày mỗi gia đình sử dụng có thể chứa tới 24.000 vi khuẩn trên mỗi centimet vuông, thậm chí còn bẩn hơn cả nắp bồn cầu.

Trên thực tế, không chỉ một số trẻ em mà một số người lớn cũng mắc bệnh mà một phần lớn nguyên nhân là do cha mẹ sử dụng và vệ sinh thớt không đúng cách.

Sử dụng thớt như thế nào để không gây hại cho sức khỏe trẻ em?

Bạn nên sắm 3 cái thớt, một để thái thức ăn sống, một dùng cho đồ chín và cái khác chuyên cắt trái cây... để tránh nhiễm vi khuẩn chéo.

1. Chọn và sử dụng thớt

Có ba loại thớt: gỗ, nhựa và thuỷ tinh

- Thớt gỗ: Thích hợp khi bạn muốn chặt, băm thức ăn. Tuy nhiên, thớt gỗ thường có mùn, bị nứt và mục sau một thời gian sử dụng. Những khe nứt để giữ lại mảnh vụn của thức ăn, là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn.

Bé 1 tuổi chứa đầy sán lá gan trong bụng, nguyên nhân do thói quen nhiều cha mẹ mắc phải khi nấu nướng - Ảnh 3.

Nên dùng các loại thớt riêng biệt cho thực phẩm sống và chín (Ảnh minh họa).

- Thớt nhựa: Thớt nhựa không bị mùn nhưng không nên dùng thớt nhựa để chặt, băm bởi không những dao sẽ bị cùn nhanh mà những mảnh nhựa còn có thể văng ra lẫn vào thực phẩm.

- Thớt thuỷ tinh: Ưu điểm của thớt thuỷ tinh là không bị mùn, không bị ô xy hoá, dễ lau rửa. Dùng cắt đồ ăn chín hay trái cây đều được mà bề mặt không bị xước. Nhưng hạn chế của loại thớt này là không dùng để băm, chặt được đồ ăn cứng.

Lưu ý: Khi chặt cá, thịt bạn nên dùng thớt gỗ để tránh làm dao bị cùn. Với cùng một diện tích, nhưng thớt hình chữ nhật sẽ làm bạn cảm thấy rộng và thoải mái hơn khi băm, cắt thức ăn.

2. Vệ sinh thớt

Bé 1 tuổi chứa đầy sán lá gan trong bụng, nguyên nhân do thói quen nhiều cha mẹ mắc phải khi nấu nướng - Ảnh 4.

Vệ sinh thớt sạch sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn (Ảnh minh họa).

Sau khi cắt thức ăn, thớt rửa không sạch sẽ phát sinh nhiều vi khuẩn. Do đó bạn nhớ rửa sạch bằng nước rửa bát ngay sau khi sử dụng rồi dựng hoặc treo thớt lên cho ráo nước. Hoặc:

- Rắc một ít muối lên bề mặt thớt, sau đó dùng 1/2 trái chanh trà lên thớt. Thớt sẽ sạch và chống được vi khuẩn.

- Đổ nước nóng lên thớt rồi dùng bàn trải cứng để chà rửa, như thế vi khuẩn sẽ chết hết.

- Không sử dụng khăn lau bếp để làm sạch thớt: Các nghiên cứu cho biết khăn lau bếp là một trong những thứ bẩn nhất trong nhà bạn. Nếu muốn làm khô thớt để thái thức ăn tiếp, hãy dùng giấy lau rồi vứt bỏ.

Chia sẻ