Bất ngờ với những điều mới lạ về chuyện sinh con ở Mỹ
Những chia sẻ về chuyện đi sinh con của mẹ Việt ở Mỹ sẽ khiến nhiều mẹ ngạc nhiên vì có quá nhiều điều mới lạ.
Tay không đi đẻ
Thứ sáu. Sếp gọi điện nói có một dự án nhỏ thứ hai cần phải nộp, hỏi mình có làm được vào cuối tuần không. Mình đồng ý ngay.
Thứ bảy. Nắng đẹp sau mấy ngày tuyết lạnh, kêu chồng đi chơi. Chồng nói để mai chủ nhật đi, bữa nay tranh thủ lắp ghế ngồi ô tô trên xe hơi cho bé. Theo luật của Mỹ, khi sinh xong không được đưa bé từ bệnh viện về nhà nếu không có ghế an toàn của bé trong xe.
5 giờ sáng chủ nhật ngày 12/1. Đang ngủ thì nghe cái ộc trên giường. Giật mình dậy, nước ối cứ thế chảy tè le. Tự nhiên không có tâm trí gì hết, cuống cuồng lên, chạy loanh quanh phòng như con loi choi, luôn miệng: “Giờ phải làm sao, phải làm sao”.
Không biết mặc áo gì quần gì, không cầm luôn cả cái túi đồ đi đẻ đã chuẩn bị từ trước. Vội vàng lấy đồ ăn để ra cho mèo rồi hai đứa người không đi đến bệnh viện, trên tay chỉ cầm cái điện thoại vì em bảo khi nào đi đẻ thì gọi về Việt Nam cho cả nhà biết. Sau này chồng mới nói lại là lúc đó lái xe mà tay run, phần vì lạnh phần vì lo và hồi hộp. Cũng may là 5 giờ sáng, đường thông, không tuyết, không xe, nên chỉ 10 phút hai vợ chồng đã có mặt ở bệnh viện.
Chạy ngay vô phòng cấp cứu nói “My water broke” (Tôi vỡ ối rồi!). Y tá bảo mình ngồi lên xe đẩy để họ đẩy đi. Mình nghĩ trong đầu, “trời, sao bắt mình ngồi xe đẩy, mình chạy còn nhanh hơn xe đẩy.” Thôi, cứ ngoan ngoãn nghe theo. Y tá siêu âm bảo em bé vẫn lì chưa quay đầu xuống, giờ nó đang nằm ngang. Khoảng nửa tiếng sau bác sĩ Allison – bác sĩ tuyệt vời đã khám cho mình từ ngày đầu đến giờ - từ nhà chạy vô sau khi nhận được điện thoại từ bệnh viện, khuôn mặt nhạt hơn thường vì chắc đang ngủ và chưa kịp trang điểm. Bác sĩ cười bảo: “Em bé làm hỏng kế hoạch sinh thường của bọn mình rồi nhỉ”, rồi quay sang y tá “Baby time! Chuẩn bị đội ngũ nhé, giờ làm luôn”. Mình dặn dò chồng, nếu lỡ mình có xỉu không tỉnh lại được hôm nay thì chồng nhớ gọi điện nói sếp giùm là mình chưa kịp làm xong cái dự án ngày mai phải nộp.
Bố ở bên mẹ và là người đầu tiên chào đón con đến với thế giới. (Ảnh: Thanh Nga)
Chỉ cần những nụ cười tươi và một cái nắm tay…
thì hành trình vượt cạn trở nên nhẹ nhàng gấp bội phần. Ai cũng nói không có cái đau nào bằng đau đẻ: sinh thường sinh mổ sinh kiểu gì cũng đau nên việc đi đẻ trở thành nỗi ám ảnh đến mức không phải nói dại nhưng mình chỉ mong kéo dài những ngày con còn ở trong bụng. Vậy mà cả một đội ngũ bác sĩ y tá ai cũng ngọt như mía đường khiến cho tinh thần của một đứa chỉ cần một mũi kim châm cũng sợ đến khiếp như mình phải vững dạ. Trong khi một bác sĩ vừa chuẩn bị gây tê vừa nhẹ nhàng “Xin lỗi em nhé, chích nè”, thì cô y tá đứng bên cứ ha ha liến thoắng nói đủ thứ chuyện không muốn cười cũng phải cười.
Sau 20 phút chuẩn bị cho mình xong xuôi thì chồng được phát bộ quần áo xanh của bác sĩ để vào phòng sinh cùng với mình. Chồng phải kí giấy cam kết nội dung đại loại là “cá nhân tự chịu trách nhiệm nếu lỡ có bị xỉu”. Mặc dù đã cùng mình tham dự qua các lớp học tiền sản do bệnh viện tổ chức nhưng do cũng thuộc dạng nhát máu me nên chồng chỉ dám ngồi ở đầu giường nắm tay động viên. Thế thôi cũng đủ cho mình sức mạnh để dũng cảm lên rồi.
Nghe đâu mấy phòng sinh bên cạnh ngoài chồng ra người ta còn kéo cả nhà ông bà, ba mẹ, con đầu lòng, chị em cháu gái vô đứng quanh giường ủng hộ. Chưa kịp sợ chưa kịp đau thì khoảng 15 phút sau khi gây tê, mình đã nghe tiếng khóc oe oe. Người nhẹ lâng lâng. 1 tiếng sau, mình ẵm con trong tay và cho bú những giọt sữa đầu tiên. 5 tiếng sau, mình ngồi dậy mở laptop, gửi hình con về nhà và vẫn kịp làm nốt cái dự án phải nộp ngày mai.
Có ai đẻ xong mà bữa ăn đầu tiên là đá hột ice chip và kem cà rem hay không cơ chứ?
Mình kêu khát nước, y tá không cho uống nước ngay khi vừa ra khỏi phòng mổ mà cho nhai đá hột vì để cho nước tan thấm từ từ vào cơ thể. Bữa trưa đầu tiên y tá mang vào một khay “thức ăn” gồm 7 loại nước: pepsi, nước trà, cà phê, que cà rem, nước thạch rau câu, nước súp gà, nước lọc!!! Sang đến các bữa ăn tiếp sau mình mới được “nâng cấp” từ từ lên bữa ăn như người bình thường. Ai cũng bảo mang nặng đẻ đau nhưng thật may mắn cả quá trình với mình đều là ngược lại, khi mang bầu vẫn nhẹ nhàng tung tăng, khi chuyển dạ cũng vỡ ối ngay mà không cảm nhận đau cơn gò, mổ cũng không đau vì nhanh và có thuốc tê, mổ xong lại được y tá theo dõi và cho thuốc giảm đau cộng với cơ thể mình cũng nhanh hồi sức, nên chỉ ngày hôm sau bác sĩ vào kiểm tra liền bảo: “Vết mổ tốt rồi đó, còn không đi tắm đi cho thoải mái.”
Trên tấm bảng trắng theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và con treo ở trong phòng có một mục gọi là “Quản lý Nỗi đau” với 5 mặt cảm xúc từ khóc đến cười to. Cứ 2 tiếng các cô y tá lại vô hỏi thăm tâm trạng của mình thế nào để vẽ mặt lên bảng. Nếu chọn mặt đau buồn mặt khóc là các cô y tá sẽ lập tức tăng cường thuốc giảm đau ngay. Ngày xuất viện nhìn lên bảng thấy mình không có cái mặt đau nào cả, có vài cái mặt bình thường và còn lại là hơn chục cái mặt cười.
Mọi em bé đều mang họ mẹ
Dán ngay đầu nôi con nằm là một tấm phiếu nhỏ ghi tên con, ngày giờ sinh, cân nặng và chiều dài. Thiệt là ngộ vì mặc dù mình đã nói tên họ của con cho các y tá nghe nhưng họ lại không ghi cái tên mình nói mà họ ghi tên con thế này: “Dương, Boy”. Tò mò hết sức, mình liền hỏi và được cô y tá giải thích thế này. Không phải phụ nữ nào khi đi sinh cũng có chồng hợp pháp hoặc người yêu chưa danh chính ngôn thuận đi cùng. Có những người chỉ lặng lẽ đi sinh một mình. Người yêu hay chồng hôm nay đều có thể thành người dưng xa lạ ngày mai, chỉ có con muôn đời và duy nhất liền núm ruột với mẹ.
Dù theo quy luật của Mỹ con sinh ra mang họ cha, nhưng các bệnh viện đều giành công bằng về cho phái nữ bằng cách gọi con theo họ mẹ. Còn chuyện chỉ gọi là bé trai hay bé gái mà không gọi tên vì nhiều ông bố bà mẹ đến phút chót vẫn thay tên con xoành xoạch. Lúc chưa sinh thì gọi con là Michael, sinh xong rồi lại thấy con giống với Andy hơn. Bạn bè đến thăm hỏi thế Andy là viết tắt của tên gì: Andrew hay Andrea? Thế là lại chuyển con thành Zac. Cứ thế khiến mấy cô y tá nhức cả đầu, cứ phải gạch gạch xóa xóa tên con trên bảng. Thế nên dù trên giấy khai sinh con có là Liam Zhou thì trong 72 tiếng đầu đời con được mọi người trong bệnh viện gọi trìu mến gọi là “bé trai của mẹ Dương”.
Con đã sẵn sàng về nhà trong một sáng nắng đẹp trời trong. (Ảnh: Thanh Nga)
Bệnh viện không chỉ là bệnh viện mà còn là trường học
Sang ngày thứ hai, các y tá chỉ dẫn cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cách cho bú, cách giữ an toàn cho bé ở nhà. Để được xuất viện, các mẹ phải đọc tài liệu về chăm sóc chính mình và chăm sóc con, phải xem chương trình Newborn Channel trên tivi trong phòng, tham dự nghe giảng về các phương pháp cứu thương khẩn cấp cho trẻ. Mục tiêu của bệnh viện là trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản để các mẹ không bối rối khi về nhà.
Trong khi các mẹ vừa hồi sức vừa học tập thì y tá chuẩn bị những vật lưu niệm ngày bé chào đời để tặng cho các mẹ làm bộ sưu tập như là dấu vân chân, bộ hình ảnh bé, bằng khen bé vượt qua cuộc sát hạch khả năng nghe,…Chưa kể thật nhiều quà từ quần áo, nón, tã, đồ chơi, khăn, sữa bột, kem dưỡng da,..
Ba ngày ở bệnh viện trôi qua nhanh với những trải nghiệm thú vị, nhưng không thể nào sánh được cảm giác bước ra khỏi cửa, vẫy chào y tá bác sĩ - về nhà - trong một sáng nắng đẹp trời trong.
Thứ sáu. Sếp gọi điện nói có một dự án nhỏ thứ hai cần phải nộp, hỏi mình có làm được vào cuối tuần không. Mình đồng ý ngay.
Thứ bảy. Nắng đẹp sau mấy ngày tuyết lạnh, kêu chồng đi chơi. Chồng nói để mai chủ nhật đi, bữa nay tranh thủ lắp ghế ngồi ô tô trên xe hơi cho bé. Theo luật của Mỹ, khi sinh xong không được đưa bé từ bệnh viện về nhà nếu không có ghế an toàn của bé trong xe.
5 giờ sáng chủ nhật ngày 12/1. Đang ngủ thì nghe cái ộc trên giường. Giật mình dậy, nước ối cứ thế chảy tè le. Tự nhiên không có tâm trí gì hết, cuống cuồng lên, chạy loanh quanh phòng như con loi choi, luôn miệng: “Giờ phải làm sao, phải làm sao”.
Không biết mặc áo gì quần gì, không cầm luôn cả cái túi đồ đi đẻ đã chuẩn bị từ trước. Vội vàng lấy đồ ăn để ra cho mèo rồi hai đứa người không đi đến bệnh viện, trên tay chỉ cầm cái điện thoại vì em bảo khi nào đi đẻ thì gọi về Việt Nam cho cả nhà biết. Sau này chồng mới nói lại là lúc đó lái xe mà tay run, phần vì lạnh phần vì lo và hồi hộp. Cũng may là 5 giờ sáng, đường thông, không tuyết, không xe, nên chỉ 10 phút hai vợ chồng đã có mặt ở bệnh viện.
Chạy ngay vô phòng cấp cứu nói “My water broke” (Tôi vỡ ối rồi!). Y tá bảo mình ngồi lên xe đẩy để họ đẩy đi. Mình nghĩ trong đầu, “trời, sao bắt mình ngồi xe đẩy, mình chạy còn nhanh hơn xe đẩy.” Thôi, cứ ngoan ngoãn nghe theo. Y tá siêu âm bảo em bé vẫn lì chưa quay đầu xuống, giờ nó đang nằm ngang. Khoảng nửa tiếng sau bác sĩ Allison – bác sĩ tuyệt vời đã khám cho mình từ ngày đầu đến giờ - từ nhà chạy vô sau khi nhận được điện thoại từ bệnh viện, khuôn mặt nhạt hơn thường vì chắc đang ngủ và chưa kịp trang điểm. Bác sĩ cười bảo: “Em bé làm hỏng kế hoạch sinh thường của bọn mình rồi nhỉ”, rồi quay sang y tá “Baby time! Chuẩn bị đội ngũ nhé, giờ làm luôn”. Mình dặn dò chồng, nếu lỡ mình có xỉu không tỉnh lại được hôm nay thì chồng nhớ gọi điện nói sếp giùm là mình chưa kịp làm xong cái dự án ngày mai phải nộp.
Bố ở bên mẹ và là người đầu tiên chào đón con đến với thế giới. (Ảnh: Thanh Nga)
thì hành trình vượt cạn trở nên nhẹ nhàng gấp bội phần. Ai cũng nói không có cái đau nào bằng đau đẻ: sinh thường sinh mổ sinh kiểu gì cũng đau nên việc đi đẻ trở thành nỗi ám ảnh đến mức không phải nói dại nhưng mình chỉ mong kéo dài những ngày con còn ở trong bụng. Vậy mà cả một đội ngũ bác sĩ y tá ai cũng ngọt như mía đường khiến cho tinh thần của một đứa chỉ cần một mũi kim châm cũng sợ đến khiếp như mình phải vững dạ. Trong khi một bác sĩ vừa chuẩn bị gây tê vừa nhẹ nhàng “Xin lỗi em nhé, chích nè”, thì cô y tá đứng bên cứ ha ha liến thoắng nói đủ thứ chuyện không muốn cười cũng phải cười.
Sau 20 phút chuẩn bị cho mình xong xuôi thì chồng được phát bộ quần áo xanh của bác sĩ để vào phòng sinh cùng với mình. Chồng phải kí giấy cam kết nội dung đại loại là “cá nhân tự chịu trách nhiệm nếu lỡ có bị xỉu”. Mặc dù đã cùng mình tham dự qua các lớp học tiền sản do bệnh viện tổ chức nhưng do cũng thuộc dạng nhát máu me nên chồng chỉ dám ngồi ở đầu giường nắm tay động viên. Thế thôi cũng đủ cho mình sức mạnh để dũng cảm lên rồi.
Nghe đâu mấy phòng sinh bên cạnh ngoài chồng ra người ta còn kéo cả nhà ông bà, ba mẹ, con đầu lòng, chị em cháu gái vô đứng quanh giường ủng hộ. Chưa kịp sợ chưa kịp đau thì khoảng 15 phút sau khi gây tê, mình đã nghe tiếng khóc oe oe. Người nhẹ lâng lâng. 1 tiếng sau, mình ẵm con trong tay và cho bú những giọt sữa đầu tiên. 5 tiếng sau, mình ngồi dậy mở laptop, gửi hình con về nhà và vẫn kịp làm nốt cái dự án phải nộp ngày mai.
Có ai đẻ xong mà bữa ăn đầu tiên là đá hột ice chip và kem cà rem hay không cơ chứ?
Mình kêu khát nước, y tá không cho uống nước ngay khi vừa ra khỏi phòng mổ mà cho nhai đá hột vì để cho nước tan thấm từ từ vào cơ thể. Bữa trưa đầu tiên y tá mang vào một khay “thức ăn” gồm 7 loại nước: pepsi, nước trà, cà phê, que cà rem, nước thạch rau câu, nước súp gà, nước lọc!!! Sang đến các bữa ăn tiếp sau mình mới được “nâng cấp” từ từ lên bữa ăn như người bình thường. Ai cũng bảo mang nặng đẻ đau nhưng thật may mắn cả quá trình với mình đều là ngược lại, khi mang bầu vẫn nhẹ nhàng tung tăng, khi chuyển dạ cũng vỡ ối ngay mà không cảm nhận đau cơn gò, mổ cũng không đau vì nhanh và có thuốc tê, mổ xong lại được y tá theo dõi và cho thuốc giảm đau cộng với cơ thể mình cũng nhanh hồi sức, nên chỉ ngày hôm sau bác sĩ vào kiểm tra liền bảo: “Vết mổ tốt rồi đó, còn không đi tắm đi cho thoải mái.”
Trên tấm bảng trắng theo dõi tình trạng sức khỏe của mẹ và con treo ở trong phòng có một mục gọi là “Quản lý Nỗi đau” với 5 mặt cảm xúc từ khóc đến cười to. Cứ 2 tiếng các cô y tá lại vô hỏi thăm tâm trạng của mình thế nào để vẽ mặt lên bảng. Nếu chọn mặt đau buồn mặt khóc là các cô y tá sẽ lập tức tăng cường thuốc giảm đau ngay. Ngày xuất viện nhìn lên bảng thấy mình không có cái mặt đau nào cả, có vài cái mặt bình thường và còn lại là hơn chục cái mặt cười.
Mọi em bé đều mang họ mẹ
Dán ngay đầu nôi con nằm là một tấm phiếu nhỏ ghi tên con, ngày giờ sinh, cân nặng và chiều dài. Thiệt là ngộ vì mặc dù mình đã nói tên họ của con cho các y tá nghe nhưng họ lại không ghi cái tên mình nói mà họ ghi tên con thế này: “Dương, Boy”. Tò mò hết sức, mình liền hỏi và được cô y tá giải thích thế này. Không phải phụ nữ nào khi đi sinh cũng có chồng hợp pháp hoặc người yêu chưa danh chính ngôn thuận đi cùng. Có những người chỉ lặng lẽ đi sinh một mình. Người yêu hay chồng hôm nay đều có thể thành người dưng xa lạ ngày mai, chỉ có con muôn đời và duy nhất liền núm ruột với mẹ.
Dù theo quy luật của Mỹ con sinh ra mang họ cha, nhưng các bệnh viện đều giành công bằng về cho phái nữ bằng cách gọi con theo họ mẹ. Còn chuyện chỉ gọi là bé trai hay bé gái mà không gọi tên vì nhiều ông bố bà mẹ đến phút chót vẫn thay tên con xoành xoạch. Lúc chưa sinh thì gọi con là Michael, sinh xong rồi lại thấy con giống với Andy hơn. Bạn bè đến thăm hỏi thế Andy là viết tắt của tên gì: Andrew hay Andrea? Thế là lại chuyển con thành Zac. Cứ thế khiến mấy cô y tá nhức cả đầu, cứ phải gạch gạch xóa xóa tên con trên bảng. Thế nên dù trên giấy khai sinh con có là Liam Zhou thì trong 72 tiếng đầu đời con được mọi người trong bệnh viện gọi trìu mến gọi là “bé trai của mẹ Dương”.
Con đã sẵn sàng về nhà trong một sáng nắng đẹp trời trong. (Ảnh: Thanh Nga)
Sang ngày thứ hai, các y tá chỉ dẫn cách chăm sóc vệ sinh cho trẻ, cách cho bú, cách giữ an toàn cho bé ở nhà. Để được xuất viện, các mẹ phải đọc tài liệu về chăm sóc chính mình và chăm sóc con, phải xem chương trình Newborn Channel trên tivi trong phòng, tham dự nghe giảng về các phương pháp cứu thương khẩn cấp cho trẻ. Mục tiêu của bệnh viện là trang bị đầy đủ kiến thức cơ bản để các mẹ không bối rối khi về nhà.
Trong khi các mẹ vừa hồi sức vừa học tập thì y tá chuẩn bị những vật lưu niệm ngày bé chào đời để tặng cho các mẹ làm bộ sưu tập như là dấu vân chân, bộ hình ảnh bé, bằng khen bé vượt qua cuộc sát hạch khả năng nghe,…Chưa kể thật nhiều quà từ quần áo, nón, tã, đồ chơi, khăn, sữa bột, kem dưỡng da,..
Ba ngày ở bệnh viện trôi qua nhanh với những trải nghiệm thú vị, nhưng không thể nào sánh được cảm giác bước ra khỏi cửa, vẫy chào y tá bác sĩ - về nhà - trong một sáng nắng đẹp trời trong.