Bàn tay bé 5 tháng tuổi sưng phồng như bánh bao, bố ân hận khi bác sĩ tiết lộ kết quả chụp X-quang

Tú Uyên,
Chia sẻ

Nhận thấy bàn tay sưng phồng của con có chuyển biến xấu, chị Hà lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Bé 5 tháng tuổi đang yên đang lành tại sao xảy ra tình trạng gãy xương mà bố mẹ không hề hay biết?

Khi chị Hà nhìn thấy bàn tay của bé Tiểu Hiên (5 tháng tuổi) sưng phồng như cái bánh bao, chị nghĩ đơn giản con bị muỗi cắn nên dùng dầu thơm bôi và đợi vết thương dịu lại.

Chị Hà tiếp tục xoa bàn tay của con nhưng con vẫn khóc liên hồi, chị dỗ dành mọi cách nhưng bé Tiểu Hiên vẫn không nín khóc, chị cẩn thận lau đi vết dầu thơm và nhận thấy bàn tay của em vẫn đỏ ửng, vết sưng không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí sưng phồng hơn so với trước khi được mẹ bôi dầu thơm. Nhận thấy tình trạng của con có chuyển biến xấu, chị Hà lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Bàn tay bé 5 tháng tuổi sưng phồng như bánh bao, bố ân hận khi bác sĩ tiết lộ kết quả chụp X-quang - Ảnh 1.

Bàn tay bé 5 tháng tuổi sưng phồng như bánh bao, bố ân hận khi bác sĩ tiết lộ kết quả chụp X-quang - Ảnh 2.

Bàn tay Tiểu Hiên sưng phồng và tình trạng ngày một nghiêm trọng.

Khi bác sĩ tiếp nhận trường hợp của bé Tiểu Hiên, bác sĩ đã tiến hành chụp X-quang, kết quả khiến bác sĩ và bố mẹ của em vô cùng kinh ngạc, bởi nguyên nhân khiến bàn tay của bé Tiểu Hiên sưng phồng là do bị gãy xương.

Thời điểm này, anh Thanh - bố của bé Tiểu Hiên sực nhớ, khi vợ đang nấu cơm, anh đã vội vàng vào phòng trông con, anh không cẩn thận ngồi lên giường và đè lên bàn tay của con, khi đó bé Tiểu Hiên đã khóc thét đau đớn, anh không biết và dỗ dành rất lâu thì con mới nín khóc, anh đinh ninh cho rằng con không xảy ra vấn đề bất thường ở bàn tay.

Giờ ngẫm lại, anh Thanh rất hối hận, anh vừa ôm con vào lòng vừa khóc nức nở, anh tự trách bản thân vì sự bất cẩn của mình đã khiến con bị gãy xương.

Bác sĩ cho biết: "Bàn tay của trẻ nhỏ rất non nớt, mềm yếu, thật may người mẹ đã tinh ý nhận ra dấu hiệu bất thường và đưa con đến bệnh viện kiểm tra, nếu không hậu quả thật không thể lường được".

Khi trẻ bị gãy xương, nên chăm sóc trẻ như thế nào?

Do trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên khi bị gãy thì xương cũng mau chóng bình phục hơn, nhưng các bậc phụ huynh nên chăm sóc cho trẻ như thế nào là hợp lý nhất?

Một số biểu hiện khi trẻ bị gãy xương

- Có thể nghe tiếng rắc hoặc tiếng mài trong các chấn thương.
- Xung quanh phần bị chấn thương gây sưng, bầm tím, hoặc đau nhức.
- Trong khi chuyển động, chạm hay bấm vào nó sẽ gây đau. Nếu chân bị thương, sẽ khó khăn trong việc đi lại.

Bàn tay bé 5 tháng tuổi sưng phồng như bánh bao, bố ân hận khi bác sĩ tiết lộ kết quả chụp X-quang - Ảnh 3.

Sau bao lâu thì trẻ hồi phục?

Theo các bác sĩ thì khi trẻ bị gãy xương, tùy thuộc vào mức độ xương bị tổn thương, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ và các loại gãy xương mới có thể kết luận được thời gian trẻ có thể phục hồi.

Đơn cử như với trẻ em có thể chữa lành trong ít nhất là 3 tuần, trong khi ở độ tuổi thiếu niên thì mất khoảng 6 tuần để hồi phục. Ngoài ra, cũng không nên để trẻ bị gãy xương tham gia các hoạt động thể thao cho đến khi được sự đồng ý của bác sĩ.

Chăm sóc trẻ nhỏ khi bé bị gãy xương

Trẻ bị gãy xương sẽ phải bó bột kéo dài, dẫn đến xương bị loãng và gây đau mỏi. Do đó mà các bác sĩ khuyên cha mẹ trong thời gian dưỡng thương nên chuẩn bị cho con ăn những thực phẩm nhiều canxi để nâng cao chất lượng xương, giúp giảm đau xương. Nên ăn nhiều các loại rau củ quả.

Tuyệt đối không được tự ý tháo bột nếu chưa đủ thời gian quy định hoặc không có sự chỉ dẫn của các sĩ.

Trong thời gian trẻ bị bó bột:

- Thường xuyên kiểm tra xem bột còn chặt, có bị lỏng hay bị gãy không. Chỉ cần phần bột không chặt có thể làm lệch khu vực xương bị gãy.
- Nếu có dấu hiệu bột chèn ép hay dị ứng bột, bộ phận được bó của trẻ sẽ cảm thấy tê bì, đau nhức, thâm lại, không cảm thấy ngứa.
- Khi kiểm tra nếu thấy vết thương có mùi hôi phát ra, đây cũng là tình trạng nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp trên thì nên tìm đến bác sĩ ngay.
- Khi trẻ bị bó bột nên hạn chế cho con đi lại, đi tới chỗ trơn trượt để đảm bảo vết thương nhanh lành.

Bàn tay bé 5 tháng tuổi sưng phồng như bánh bao, bố ân hận khi bác sĩ tiết lộ kết quả chụp X-quang - Ảnh 4.

Những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe (Ảnh minh họa).

Làm thế nào để ngăn ngừa gãy xương ở trẻ nhỏ

- Để ngăn ngừa gãy xương, các bậc phụ huynh nên bổ sung đầy đủ canxi cho con bạn để làm giảm nguy cơ phát triển bệnh loãng xương sau này trong cuộc sống.
- Nên khuyến khích con tham gia các hoạt động thể dục thể thao thường xuyên để tăng độ chắc khỏe cho xương. Những bài tập đơn giản như nhảy dây, chạy bộ, đi bộ cũng có thể giúp phát triển và duy trì xương chắc khỏe.
- Để đảm bảo tốt nhất cho con, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng các đồ dùng bảo hộ khi tham gia thể thao, sử dụng ghế xe hơi và thắt dây an toàn cho bé khi tham gia giao thông.

Nguồn: Sohu

Chia sẻ