Ai cũng biết trẻ con thường xuyên mắc lỗi, nhưng không phải bố mẹ nào cũng hiểu nên xử trí ra sao mới hợp lý
Cha mẹ nghiêm khắc sẽ tạo cho con có kỷ luật, nhưng nghiêm khắc như thế nào là đúng thì không phải ai cũng làm được. Khi trẻ mắc sai lầm, thái độ và cách giáo dục của cha mẹ sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và sự trưởng thành của con.
Trong một chương trình truyền hình thực tế Bố Ơi, Mình Đi Đâu Thế? (phiên bản Trung Quốc). Chương trình thử thách bé Hạ Thiên cùng Đại Tuấn giữ những que kem, không được để cho người khác ăn mất. Hai bé vốn nghe lời, nhưng sau được một người khác tên là Hồ Quân dùng lời lẽ ngon ngọt xúi bẩy và những cây kem đã bị xử lý gọn nhẹ.
Hạ Thiên sau khi ăn kem xong bèn chủ động nhận lỗi với cha, thẳng thắn thừa nhận mình đã ăn mất chúng. Đại Tuấn thì trốn tránh lấp sau cánh tủ sợ bố phê bình. Cảnh tượng khiến người xem vừa buồn cười vừa thương bé.
Tại sao biểu hiện của hai bé lại khác nhau như vậy?
1. Sau khi trẻ mắc sai lầm, cha mẹ tuyệt đối không được cô lập tình cảm
Thường các bậc phụ huynh hay hỏi rằng: "Phải làm gì khi trẻ hay nói dối? Phải làm gì khi trẻ không thừa nhận sai lầm?" Thực ra các hành vi đó của trẻ đến từ thái độ và cách xử trí của cha mẹ sau khi trẻ mắc lỗi. Chuyên gia tâm lý Alfred W.Adler từng nói: "Phía sau những vụ việc nói dối, nhất định phải sẽ có cha mẹ nghiêm khắc". Có một số phụ huynh rất sợ con mình mắc lỗi, cho rằng đó là một sự sỉ nhục. Đến khi trẻ phạm sai lầm sẽ dẫn tới sự bùng nổ cảm xúc của họ, dùng những lời cay nghiệt mắng trẻ hoặc dùng mọi cách để trẻ phải ghi nhớ chuyện đó lâu dài.
Điều quan trọng là cha mẹ phải cùng con sửa chữa hậu quả. (Ảnh minh họa)
"Không cho trèo lại cứ trèo!"
"Ngã rồi chứ gì, đáng đời! Ai bảo không chịu nghe lời!"
Hoặc dùng cách đơn giản và thô bạo, trẻ luôn cảm thấy mình bị cha mẹ cô lập tình cảm, cảm thấy mình không được đón nhận, bị cho ra ngoài rìa. Dần dần trẻ sẽ cho rằng mắc lỗi là chuyện vô cùng mất mặt, thậm chí lại còn phải chịu sự trách mắng đánh đập của cha mẹ nữa.
Khi cha mẹ chỉ quan tâm tới việc trách cứ lỗi lầm, trẻ sẽ nỗ lực giấu diếm cái sai của mình, khi cha mẹ cho phép trẻ mắc lỗi, trẻ sẽ nỗ lực sửa chữa.
Tại sao Hạ Thiên lại dũng cảm thừa nhận lỗi của mình? Điều này có liên quan tới cách dạy dỗ của cha Hạ Thiên. Bất luận là Hạ Thiên làm điều gì, cha của bé - Hạ Lập Khắc vẫn nhẫn nại hướng dẫn, dù có trách phạt thì cũng nói rõ sai ở điểm nào, đồng thời bằng lòng cùng bé giải quyết hậu quả.
Còn bố của Đại Tuấn - Lâm Vĩnh Kiên sau khi biết con mình ăn mất kem bèn phê bình nghiêm khắc bé. Thậm chí còn khủng bố bằng những câu nói như: "Cha không thương con nữa, con tự suy nghĩ đi". Nói xong bỏ mặc bé ở lại một mình.
2. Trẻ phạm sai lầm cũng cần sự đồng cảm
Cha mẹ nên an ủi khi con phạm phải sai lầm. (Ảnh minh họa)
Sau khi sự việc xảy ra, có rất nhiều trẻ nhanh chóng nhận thức được mình đã mắc lỗi, tự trách bản thân, sợ hãi, cảm xúc rối loạn. Khi đó, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là an ủi cảm xúc trẻ. Lúc này, khi trẻ nhận được sự đồng cảm đến từ cha mẹ, được an ủi vỗ về thì cha mẹ hãy lựa lời khuyên bảo, từ sự việc rút ra bài học, đó mới là cách hiệu quả nhất.
Trong xã hội ngày nay, khi trẻ mắc sai lầm thường bị cha mẹ nổi giận trách mắng, nhưng lại không chỉ cho trẻ biết sửa sai như thế nào. Cho nên, có nhiều trẻ lớn lên trong môi trường kém sự văn minh như vậy. Trẻ cảm thấy cô độc phải đối phó với nhiều người, không biết phải làm sao sửa chữa. Nói đạo lý, trách mắng, chi bằng hãy dạy cho trẻ phương pháp sửa sai, dẫn dắt trẻ hành động đúng đắn.
3. Hãy để trẻ trưởng thành trong môi trường thoải mái và ấm áp
Chỉ có tình yêu thương mới khiến con người ta phát triển bản thân hơn. (Ảnh minh họa)
Cách giáo dục của cha mẹ quá hà khắc, một khi trẻ mắt lỗi sẽ bị roi vọt và lăng mạ, lớn lên trẻ sẽ ít hành động hơn vì "làm ít thì lỗi ít", việc gì cũng không dám thử, thậm chí còn nói dối để che đậy lỗi lầm.
Mỗi đứa trẻ đều dùng cái tâm hiếu kỳ của mình để nhận biết thế giới này, thông qua phạm sai lầm, không ngừng chạm vào giới hạn quy tắc, nhưng cũng trong quá trình không ngừng nhận thức rõ quy tắc từ đó hình thành tính kỷ luật.
Nguồn: QQ