8 việc bố mẹ có thể làm để con không bị cảm cúm mùa lạnh Bana Houz, Theo Trí Thức Trẻ Chia sẻ Thích Tiêu điểm Hot mom Trầm cảm sau sinh Dạy con kiểu nhật Người nổi tiếng dạy con Chuyện đi đẻ của người nổi tiếng Mang thai40 tuần thai kỳTháng đầu tiênTháng thứ 2Tháng thứ 3Tháng thứ 4Tháng thứ 5Tháng thứ 6Tháng thứ 7Tháng thứ 8Tháng thứ 9Sức khỏe mẹ bầuSiêu âm thaiTâm lý bà bầuNhững điều nên làmNhững điều nên tránhRắc rối trong thai kỳĐau lưngChuột rútTáo bónRạn daThể dục khi mang thaiBài thể dục cho bà bầuLưu ý khi tập thể dụcMẹ thông tháiChăm con0 đến 3 tháng tuổi3 đến 6 tháng tuổi6 đến 9 tháng tuổi9 đến 12 tháng tuổi1 tới 3 tuổi3 tới 5 tuổiTrên 5 tuổiĂn dặmChăm con bị ốmSai lầm chăm conTư vấn dinh dưỡngTăng chiều cao cho béDạy conDạy con thông minhDạy con kiểu NhậtDạy con kiểu PhápDạy con nên ngườiChia sẻ kinh nghiệmSao Việt dạy conNhững sai lầm cần tránhDạy con trưởng thànhVideoCác cách chăm conKỹ năng cần dạy conVideo về mang thaiGóc hài hướcẢnh đẹp của béẢnh hài hướcNgộ nghĩnh trẻ thơVideo hài hướcDanh sách bác sĩ nhiĐịa chỉ khám thai Mùa đông, số trẻ dưới 5 tuổi phải nhập viên do cảm cúm và các bệnh liên quan đến đường hô hấp thường rất lớn, trong khi bố mẹ hoàn toàn có thể phòng bệnh cho con bằng những cách rất đơn giản và hiệu quả. 10 lí do cha mẹ nên cho trẻ vận động thường xuyên Các kĩ năng vệ sinh cá nhân bố mẹ cần dạy con từ tuổi mầm non Gợi ý mẹ chọn loại rau phù hợp với độ tuổi của bé Hàng năm, số trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện do cúm và những bệnh liên quan đến đường hô hấp là rất lớn. Biến chứng nặng do cúm thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi là nhóm dễ bị tổn thương nhất vì sức đề kháng và thể trạng còn non nớt, ngoài ra trẻ cũng chưa đủ tuổi để có thể được chủng ngừa tất cả các loại cúm. Ảnh minh họa.Bố mẹ có thể tham khảo những điều dưới đây để bảo vệ con và phòng bệnh một cách hiệu quả.1. Tiêm vắc-xin phòng cúm theo mùa cho trẻ ngay khi có lịch và trẻ đủ tháng tuổi- Hãy chắc chắn rằng tất cả mọi người trong gia đình bạn đều đã được chủng ngừa cúm để giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm virus cúm thông qua việc tiếp xúc và sinh hoạt hàng ngày. - Kiểm tra sức khoẻ để đảm bảo rằng những người thường xuyên gần gũi, chăm sóc trẻ như vú nuôi, giúp việc,…đều đã được tiêm vắc-xin phòng cúm.2. Kéo dài thời gian cho trẻ bú mẹ và uống sữa mẹ nhiều nhất có thể- Sữa mẹ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ sơ sinh và bảo vệ trẻ chống lại bệnh tật.- Ngay cả khi bị cúm phải cách ly với trẻ, các mẹ vẫn có thể vắt sữa cho vào bình và nhờ người thân trong nhà cho trẻ uống đều đặn trong ngày. Lưu ý trong thời gian vẫn còn cho con bú mẹ, bạn không nên dùng các loại thuốc chống chỉ định, kháng sinh liều cao,… - Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc nhờ tư vấn của dược sĩ, bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo an toàn cho trẻ. 3. Rửa tay bằng xà phòng và nước trước khi cho trẻ ănSử dụng một chút cồn pha loãng để khử trùng tay nếu bạn không có sẵn xà phòng và nước sạch tại chỗ. Rửa sạch tay của bạn là một biện pháp giúp ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh cúm.4. Tránh ho hoặc hắt hơi vào mặt em béCác bác sĩ khuyến cáo virus cúm sẽ lây lan qua những giọt nhỏ được hình thành trong quá trình ho và hắt hơi. Nếu bạn đang giữ hoặc bế trẻ và phải ho, hãy che miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc khăn mặt. Trong trường hợp không có sẵn khăn, bạn có thể dùng khuỷu tay rồi sau đó rửa thật sạch tay. 5. Yêu cầu người thân hay bạn bè có các triệu chứng cúm không nên gần trẻTriệu chứng của cúm có thể bao gồm sốt, ho, đau họng và đau nhức cơ thể. Mặc dù có thể háo hức để xem em bé của bạn, nhưng mầm bệnh cúm trong cơ thể họ sẽ gây nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ.- Bạn nên giải thích rõ lý do tại sao bạn lại yêu cầu mọi người phải chờ đợi để đến thăm và nhìn ngắm con mình.- Trong vòng 24 giờ mà người thân của bạn không bị sốt (nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,8 độ C) và không phải dùng thuốc hạ sốt có nghĩa là họ không còn nguy cơ truyền nhiễm bệnh cho trẻ và hoàn toàn có thể đến thăm và chơi với trẻ bình thường. 6. Dùng một chiếc địu hoặc dây quàng để địu và ôm trẻ khi bạn đến những nơi công cộngKhi bạn giữ trẻ sát vào người, những người khác sẽ ít có khả năng ở gần mặt trẻ hoặc chạm vào trẻ. Điều này giúp ngăn chặn bé yêu của bạn giảm được tối đa nguy cơ nhiễm virus cúm.- Tránh xa những người bị cúm hoặc có biểu hiện bị ốm, cúm ít nhất 2 mét.7. Khử trùng dụng cụ mà trẻ thường dùngKhử trùng núm vú giả, đồ chơi, bình sữa,… bằng hơi nước hoặc luộc sôi hay sử dụng xà phòng, chất khử chuyên dùng cho trẻ em. 8. Nếu bạn hoặc người thân trong gia đình có biểu hiện bị cảm cúm, ốm sốt, cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện, trung tâm y tế để khám chữa và uống thuốc kịp thời. Các loại thuốc kháng virus sẽ đạt hiệu quả nhất trong 2 ngày đầu của bệnh. - Cách ly người bệnh để ngăn chặn việc lây lan virus khắp trong nhà. - Nhờ người thân trong nhà chăm sóc cho trẻ nếu chính bạn đang bị cúm. - Trường hợp không có người hỗ trợ chăm trẻ, bạn phải đeo khẩu trang và thường xuyên làm vệ sinh để tránh cho trẻ không bị lây virus cúm. (Nguồn: wikiHow) Chia sẻ Thích Nuôi conSức khỏe trẻ emCảm cúmLàm cha mẹPhòng bệnh mùa đôngBàn tay của bố