8 lưu ý cực quan trọng trong suốt thai kỳ
(aFamily.vn) - Mang thai lần đầu, mẹ bầu có thể choáng ngợp trước lời khuyên từ những người đi trước và chuyên gia y tế để cho mình có một thai kỳ khỏe mạnh.
Dưới đây là 8 điều cơ bản và cực quan trọng mẹ bầu nên biết:
1. Tiêm phòng cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ. Lý do là phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng nặng do cúm so với người không mang thai và để lại những hậu quả không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể tiêm phòng Cúm (Flu vaccine) nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm. Và sau đó mỗi năm nên chích ngừa cúm một lần.
CDC khuyến cáo, thai phụ có thể bị đau ở chỗ tiêm. Một số trường hợp, người mẹ có thể buồn nôn, đau cơ, sốt và mệt mỏi sau tiêm.
2. Vệ sinh ăn uống
Bệnh Toxoplasmosis do ký sinh trùng gây ra có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí là tử vong (đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ).
Để tránh nguy cơ bị mắc phải bệnh này trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh sờ vào thịt sống. Trong quá trình chế biến, tốt nhất là nên đeo găng tay bảo vệ.
Ảnh minh họa
3. Vật nuôi
Các bác sĩ sản khoa khuyên các mẹ bầu tốt nhất là không nên nuôi vật nuôi ở trong nhà. Tuy nhiên, nếu nhà bạn đã trót nuôi một con vật nào đó thì khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:
- Không cho vật nuôi ăn thịt sống vì khi chúng ăn thịt sống có khả năng mắc bệnh Toxoplasmosis và lây lan sang mẹ bầu.
- Mẹ bầu nên hạn chế vuốt ve thú cưng và vật nuôi trong nhà. Và sau khi chơi đùa, vuốt ve thú cưng, vật nuôi thì mẹ bầu nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
- Thường xuyên diệt giun, sán cho thú cưng để tránh các nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng từ chim, chuột…
3. Đừng ăn cho hai người
Quan niệm ăn cho hai người là cực kì sai lầm. Lý do là nó sẽ khiến mẹ bầu tăng cân một cách quá nhanh và quá nhiều, gây hại cho mẹ và thai nhi.
Vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn thêm 300 kalo. Tức là có thể tăng thêm 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày nhưng nhớ là ăn uống đa dạng và hợp lý.
4. Sử dụng điện thoại khi mang thai
Việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian mang thai cũng được khuyến cáo hạn chế. Các nhà khoa học, thuộc trường Đại học Y khoa Yale Mỹ đã phát hiện bức xạ từ điện thoại di động, có thể làm ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi và gây ra những rối loạn về hành vi khi lớn lên.
GS.TS. Hugh S. Taylor, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Bức xạ điện thoại di động, có thể ảnh hưởng tới những phụ nữ mang thai và con của họ”. Và “Sự gia tăng rối loạn hành vi ở trẻ em của con người có thể một phần là do thai nhi tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động”
5. Lưu ý về trầm cảm
Nếu bạn bị trầm cảm khi mang thai thì bạn không phải là duy nhất. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ, có tới gần 40% phụ nữ bị trầm cảm tùy mức độ. Nhiều người trong số đó phải dùng thuốc để ổn định cảm xúc.
Nếu bạn cảm thấy mất kiểm soát khi mang thai, điều quan trọng là bạn cần đi khám. Bạn không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
6. Việc ăn mặc
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy rất nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình những bộ đồ thoải mái, có độ thấm hút tốt để làn da luôn được khô thoáng và dễ chịu.
Bạn cũng nên chọn cho mình một đôi giày thật phù hợp. Thông thường, khi mang thai, chân bạn sẽ có xu hướng to ra vì vậy, bạn nên mua giày dép có size to hơn.
Tông xỏ ngón là sự lựa chọn thông dụng trong mùa hè, tuy nhiên nó lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Nó có thể làm da chân bạn bị xấu đi và gây nguy hiểm cho bạn vì tính trơn trượt cao.
Ảnh minh họa.
7. Trang điểm và làm đẹp
Trong thời kỳ mang thai, da bạn trở nên vô cùng nhạy cảm vì vậy tốt nhất là bạn không nên trang điểm hoặc chỉ trang điểm thật nhẹ trong thời gian này.
Các mỹ phẩm dưỡng da chứa Retinol cũng nên hạn chế sử dụng vì Retin-A (dạng mạnh hơn của Retinol) là tác nhân gây ra một số ca sinh bất thường. Bạn có thể thay thế các sản phẩm này bằng loại có chứa vitamin C với tác dụng tương tự.
8. Tập thể dục
Tập thể dục về cơ bản là rất tốt với phụ nữ mang thai tuy nhiên bạn nên chú ý đến chế độ luyện tập phù hợp với bản thân.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ có thai 3 tháng đầu nếu luyện tập thể thao tăng cường khoảng 7h/tuần có thể gặp nguy hiểm gấp 3,5 lần khi sinh nở so với những người khác.
Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên tập luyện thật nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga…
Trong quá trình tập, nếu bạn thấy không thoải mái và khó thở thì nên ngừng lại và đi khám bác sĩ.
1. Tiêm phòng cúm
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo mọi phụ nữ nên tiêm phòng cúm trước và trong thai kỳ. Lý do là phụ nữ mang thai có nguy cơ bị biến chứng nặng do cúm so với người không mang thai và để lại những hậu quả không tốt cho thai nhi.
Mẹ bầu có thể tiêm phòng Cúm (Flu vaccine) nếu 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ trùng hợp với mùa cúm. Và sau đó mỗi năm nên chích ngừa cúm một lần.
CDC khuyến cáo, thai phụ có thể bị đau ở chỗ tiêm. Một số trường hợp, người mẹ có thể buồn nôn, đau cơ, sốt và mệt mỏi sau tiêm.
2. Vệ sinh ăn uống
Bệnh Toxoplasmosis do ký sinh trùng gây ra có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, thậm chí là tử vong (đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ).
Để tránh nguy cơ bị mắc phải bệnh này trong thai kỳ, mẹ bầu nên tránh sờ vào thịt sống. Trong quá trình chế biến, tốt nhất là nên đeo găng tay bảo vệ.
Ảnh minh họa
3. Vật nuôi
Các bác sĩ sản khoa khuyên các mẹ bầu tốt nhất là không nên nuôi vật nuôi ở trong nhà. Tuy nhiên, nếu nhà bạn đã trót nuôi một con vật nào đó thì khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý những điều sau:
- Không cho vật nuôi ăn thịt sống vì khi chúng ăn thịt sống có khả năng mắc bệnh Toxoplasmosis và lây lan sang mẹ bầu.
- Mẹ bầu nên hạn chế vuốt ve thú cưng và vật nuôi trong nhà. Và sau khi chơi đùa, vuốt ve thú cưng, vật nuôi thì mẹ bầu nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng.
- Thường xuyên diệt giun, sán cho thú cưng để tránh các nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng từ chim, chuột…
3. Đừng ăn cho hai người
Quan niệm ăn cho hai người là cực kì sai lầm. Lý do là nó sẽ khiến mẹ bầu tăng cân một cách quá nhanh và quá nhiều, gây hại cho mẹ và thai nhi.
Vì vậy để đảm bảo dinh dưỡng cho cả mẹ và em bé trong bụng phát triển khỏe mạnh, mỗi ngày mẹ bầu chỉ cần ăn thêm 300 kalo. Tức là có thể tăng thêm 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày nhưng nhớ là ăn uống đa dạng và hợp lý.
4. Sử dụng điện thoại khi mang thai
Việc sử dụng điện thoại di động trong thời gian mang thai cũng được khuyến cáo hạn chế. Các nhà khoa học, thuộc trường Đại học Y khoa Yale Mỹ đã phát hiện bức xạ từ điện thoại di động, có thể làm ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi và gây ra những rối loạn về hành vi khi lớn lên.
GS.TS. Hugh S. Taylor, người đứng đầu nghiên cứu này cho biết: “Bức xạ điện thoại di động, có thể ảnh hưởng tới những phụ nữ mang thai và con của họ”. Và “Sự gia tăng rối loạn hành vi ở trẻ em của con người có thể một phần là do thai nhi tiếp xúc với bức xạ điện thoại di động”
5. Lưu ý về trầm cảm
Nếu bạn bị trầm cảm khi mang thai thì bạn không phải là duy nhất. Theo một nghiên cứu được tiến hành bởi Trung tâm thống kê sức khỏe quốc gia Mỹ, có tới gần 40% phụ nữ bị trầm cảm tùy mức độ. Nhiều người trong số đó phải dùng thuốc để ổn định cảm xúc.
Nếu bạn cảm thấy mất kiểm soát khi mang thai, điều quan trọng là bạn cần đi khám. Bạn không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào.
6. Việc ăn mặc
Phụ nữ mang thai thường cảm thấy rất nóng, đặc biệt là vào mùa hè. Vì vậy, bạn nên chọn cho mình những bộ đồ thoải mái, có độ thấm hút tốt để làn da luôn được khô thoáng và dễ chịu.
Bạn cũng nên chọn cho mình một đôi giày thật phù hợp. Thông thường, khi mang thai, chân bạn sẽ có xu hướng to ra vì vậy, bạn nên mua giày dép có size to hơn.
Tông xỏ ngón là sự lựa chọn thông dụng trong mùa hè, tuy nhiên nó lại không tốt cho phụ nữ mang thai. Nó có thể làm da chân bạn bị xấu đi và gây nguy hiểm cho bạn vì tính trơn trượt cao.
Ảnh minh họa.
7. Trang điểm và làm đẹp
Trong thời kỳ mang thai, da bạn trở nên vô cùng nhạy cảm vì vậy tốt nhất là bạn không nên trang điểm hoặc chỉ trang điểm thật nhẹ trong thời gian này.
Các mỹ phẩm dưỡng da chứa Retinol cũng nên hạn chế sử dụng vì Retin-A (dạng mạnh hơn của Retinol) là tác nhân gây ra một số ca sinh bất thường. Bạn có thể thay thế các sản phẩm này bằng loại có chứa vitamin C với tác dụng tương tự.
8. Tập thể dục
Tập thể dục về cơ bản là rất tốt với phụ nữ mang thai tuy nhiên bạn nên chú ý đến chế độ luyện tập phù hợp với bản thân.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng phụ nữ có thai 3 tháng đầu nếu luyện tập thể thao tăng cường khoảng 7h/tuần có thể gặp nguy hiểm gấp 3,5 lần khi sinh nở so với những người khác.
Vì vậy, tốt nhất bạn chỉ nên tập luyện thật nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, tập yoga…
Trong quá trình tập, nếu bạn thấy không thoải mái và khó thở thì nên ngừng lại và đi khám bác sĩ.
Xem chùm ảnh về sự lớn lên kì diệu của bào thai trong bụng mẹ.