8 hành vi của cha mẹ ngăn cản trẻ chạm đến thành công
Nhiều hành vi của cha mẹ trong cách nuôi dạy con đã vô tình kìm hãm trẻ lại, khiến trẻ không thể thể hiện được hết năng lực của bản thân và khó thành công trong tương lai.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn sau này con mình lớn lên được hạnh phúc, được vui vẻ, được mọi người yêu mến và được thành công trong xã hội. Và tất cả cha mẹ trên thế giới này, ai cũng có khả năng “huấn luyện” con mình trở thành mẫu người như cha mẹ mong muốn. Ngay cả những đứa trẻ lớn lên trong gia đình thường xuyên bị mắng nhiếc nhưng được giáo dục đúng cách cũng có thể trở thành người trưởng thành có ích – nghệ sĩ xuất sắc, nhà văn, giáo sư, vận động viên, nhà khoa học, nhà triết học hay các nhà lãnh đạo xuất chúng trong lĩnh vực mà họ chọn.
Vậy điều gì quyết định thành công của một đứa trẻ? Đây là một đề tài gây tranh cãi, nhưng có một điều bạn nên biết rằng khả năng phục hồi là một chìa khóa quan trọng, là tố chất của người có sức mạnh để chiếm hữu, quyết tâm làm được điều gì đó và khả năng này có thể được học trong thời thơ ấu. Dù bạn dạy dỗ con mình như thế nào, thì cũng hãy chắc chắn là luôn giúp trẻ tìm cách làm thế nào để phục hồi trở lại từ những thất bại nhỏ và lớn, bởi thất bại là một phần tất yếu của cuộc sống.
Nhiều cha mẹ có ý thức giáo dục con tốt, tuy nhiên đôi khi có thể lại có những hành động sai lầm. Bạn hãy tha thứ cho chính mình nếu bạn có một điều lầm lỗi, nhưng nên để con bạn biết về nó và sử dụng nó như là một cơ hội để trẻ học tập, rút ra bài học cho chính mình. Hãy nhìn vào 8 điều mà cha mẹ nên và không nên làm để giúp trẻ phát huy những tố chất trở thành người thành công.
1. Phản đối con thử những điều mới
Một hành vi mà cha mẹ có thể ngăn cách trẻ đến với thành công là ngăn chặn trẻ cố gắng học một kỹ năng mới. Đôi khi, cha mẹ có những ý định tốt, chỉ muốn ngăn cản hành vi của con vì họ có một niềm tin logic rằng con sẽ thất bại. Tuy nhiên, thất bại cũng là một phần của cuộc sống và học tập để đối phó với thất bại là một cách tích cực và rất quan trọng cho sự thành công sau này của con.
2. Nuông chiều con quá
Giao các việc lặt vặt trong nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ là việc bố mẹ nên làm và làm như vậy để trẻ sau này trẻ trở thành một người lớn sống có trách nhiệm hơn. Nó cũng đặt nền tảng cho việc trẻ sẽ thành công trong tương lai. Ví dụ yêu cầu trẻ tự giặt đồ của mình khi chúng đã đủ lớn, tự dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong,…
3. Không biểu dương con
Bạn có tin hay không thì tùy bạn, nhưng khen ngợi trẻ nhiều có thể giúp con thành công. Biểu dương những thành tích nhỏ mà trẻ đã làm được không chỉ tạo động lực khuyến khích trẻ tiếp tục mà còn phải thực hiện điều đó nhiều hơn và nhiều hơn nữa, nhưng chúng ta phải biết khen ngợi đúng cách, đúng chỗ, đúng việc và đúng thời điểm.
Khen ngợi con những khi con làm được việc tốt.
Ví dụ, một đứa trẻ 8 tuổi tự mặc quần áo cho mình thì không cần khen ngợi vì hành vi này vượt quá lứa tuổi để khuyến khích tự làm việc này. Đổi lại, nếu đó là em bé mới chập chững biết đi thì nên biểu dương bé. Cha mẹ nên tập trung khen ngợi về những thành tựu đáng kể, những việc làm cụ thể mà trẻ thực hiện được, ví dụ trẻ biết chia sẻ đồ chơi với bạn thì mẹ có thể khen: “Mẹ rất vui vì con đã biết chia sẻ đồ chơi với bạn”; Trẻ học được giấy khen thì cha có thể nói: “Cha rất tự hào vì con đã biết cố gắng trong học tập”…
4. Phản đối việc kết bạn của con
Các nhà nghiên cứu xem xét các nghiên cứu trước đó về hành vi của cha mẹ khi phản đối việc kết bạn của con và kết quả cho thấy rằng người thành công thường tích cực kết bạn với mọi người bao gồm cả cha mẹ - người đã giúp họ tạo ra mạng lưới xã hội hiệu quả. Có được mối quan hệ xã hội rộng lớn sẽ hỗ trợ mạnh mẽ và hữu ích cho trẻ dựa vào trong thời gian bế tắc, lưỡng lự hoặc căng thẳng.
5. Không tin vào khả năng của con
Không tự tin vào bản thân là tình trạng một đứa trẻ không dám làm việc gì không chỉ gây khó chịu, mà nó còn dẫn đến một kết luận đáng tiếc: cha hoặc mẹ không tin vào khả năng con có thể thành công trên chính đôi chân của mình. Thật không may, hành vi này của cha mẹ dẫn đến trẻ bị mất lòng tin vào khả năng của mình và ít chấp nhận rủi ro hơn, ngay cả khi trẻ có khả năng làm một việc gì đó bằng năng lực của mình.
6. Cha mẹ quá nghiêm khắc với con
Nghiên cứu của Đại học College London phát hiện ra rằng cha mẹ quá nghiêm khắc với con đã ảnh hưởng đến mức độ tự kiểm soát của trẻ và nếu việc này kéo dài thì sẽ tác động tới các hành vi ứng xử sau này trong cuộc sống. Các nhà nghiên cứu nói rằng “Cha mẹ nghiêm khắc thường hình dung, áp đặt cách thức ứng xử các vấn đề lên cả con trai và con gái. Bắt con tự kiểm soát từ khi con 9 tuổi về các hành vi đạo đức, hạnh kiểm của mình, con sẽ gặp những khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc ở tuổi 12".
Đừng quá nghiêm khắc với con.
Mức độ tự kiểm soát thấp là kết quả của việc giám sát chặt chẽ hành vi của trẻ và giới hạn trẻ trong một phạm vi có ranh giới hẹp. Cho phép trẻ em, đặc biệt là khi chúng tìm cách để kiểm soát được hành vi của mình trong một giới hạn hợp lý mà trẻ đã làm chủ được, để trải nghiệm sự tự do hơn và trưởng thành hơn là điều cần thiết để trẻ em được thành công.
7. Hạn chế thể hiện tình cảm
Mối quan hệ giữa cha mẹ - con cái khăng khít, tốt đẹp sẽ có lợi cho cả trẻ em và người lớn. Sự cân bằng giữa “cho” và “nhận” sớm được hình thành trong một mối quan hệ là một trong những điều để dự đoán chính xác nhất về tương lai của trẻ. Để xây dựng kết nối này, cha mẹ hãy cùng thảo luận một cách trung thực về sự thất bại, sự lo lắng và những điều làm con khó chịu, có thể giúp trẻ tìm hiểu về những cảm xúc tiêu cực và làm thế nào để xử lý chúng mà không quá áp lực.
8. Cha mẹ không thực hành đúng như những gì đã dạy con
Trong khi các bậc phụ huynh hướng dẫn, chỉ dạy cho trẻ những điều hay lẽ phải, thì trẻ em vẫn để ý xem các hành vi ứng xử của cha mẹ có phù hợp với những gì họ đã dạy không. Nếu bạn không chia sẻ với người khác, nhưng bạn dạy cho trẻ phải làm như vậy, thì trẻ sẽ nhận ra rằng nếu không chia sẻ cũng không sao. Và thói quen này còn khiến trẻ gặp rắc rối khi phân biệt đâu là đúng, đâu là sai.
Nguồn: Powerofpositivity