6 nguyên tắc áp dụng ngay khi con bắt đầu ăn dặm để nuôi dưỡng những đứa trẻ ham ăn
Những mẹo đơn giản có thể được áp dụng khi bé bắt đầu tập ăn dặm để tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh.
Khi suy nghĩ về những cách khuyến khích cho trẻ ăn uống lành mạnh, sự tập trung của cha mẹ thường là vào những thứ trẻ đang ăn. Ví dụ như bé có ăn quá nhiều đồ ngọt không? Bé có ăn trái cây và rau quả không ? Bé có ăn đủ chất đạm không?
Thật không may là nhiều bậc phụ huynh không có cách tiếp cận lành mạnh về việc ăn uống, điều này có thể dẫn đến những lo ngại về sức khỏe về tâm thần và y tế của trẻ trong thời gian dài. Vậy làm thế nào để chúng ta tránh những sai lầm đó trong ăn uống cho trẻ ? Làm thế nào để có thể giúp bé có một liệu trình ăn uống tích cực, lành mạnh và bền vững?
Những bài học sau đây có thể được áp dụng cho trẻ khi bắt đầu ăn dặm hoặc lớn lơn một chút. Việc giúp trẻ học thói quen ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho bé phát triển một cách toàn diện.
1. Không có thực phẩm nào là "xấu"
Không có bất kì loại thức ăn nào là xấu cả. Kể cả kem, sô cô la, hay các loại đồ ngọt,... chúng đều là các loại thực phẩm. Nếu như bạn đánh giá những thực phẩm đó là xấu, không tốt, và không cho bé ăn, thì khi phải tham gia một bữa tiệc sinh nhật hay một ngày kỷ niệm gì đó, khi xung quanh bé toàn những loại đồ ngọt được bạn gắn mác là thực phẩm “xấu” và bắt buộc bé phải ăn sẽ làm cho bé có cảm giác sai trái.
2. Đôi khi có thể ăn đồ ngọt
Bạn có thể cho bé ăn đồ ngọt ở một mức độ nhất định (Ảnh minh họa).
Kẹo và đồ ngọt có thể được sử dụng với một chừng mực nhất định. Vì vậy, khi bé nhà bạn có cơ hội, hãy cứ để bé tận hưởng và ăn uống mà không phải mang cảm giác tội lỗi. Khi bé về nhà sau một buổi tiệc sinh nhật và nói rằng có rất nhiều đồ ngọt. Bạn có thể hỏi bé về những cảm nhận rằng cảm thấy thế nào, đồ ăn có ngon không? Và đừng quên nhắc nhở bé về việc ăn chậm nhai kĩ.
Giúp cho bé hiểu thêm về những khía cạnh khác về đồ ăn mà bé đang ăn. Hãy hỏi bé về những hương vị mà bé đã cảm nhận được và thấy thích. Dạy bé trở thành những người sành ăn và cảm thấy hài lòng với những gì mình được thưởng thức.
3. Thử thách với các loại thực phẩm mới
Việc kết hợp các loại thực phẩm mới trong bữa ăn cho trẻ có thể tạo cho trẻ thói quen ăn uống dễ dàng hơn (Ảnh minh họa).
Nếu như muốn con bạn thử các loại thực phẩm mới, hãy mô hình hóa hành vi này. Hầu hết chúng ta có ít nhất một loại thực phẩm không phải là món ưa thích. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể kết hợp loại thực phẩm đó vào trong các bữa ăn của gia đình để bé có thể thử những loại thực phẩm mới với những cách khác nhau.
4. Dạy trẻ ăn cho đến khi no, không nhồi nhét
Khi ăn, có một sự chậm trễ khi dạ dày đã đầy nhưng bộ não chưa tiếp nhận được rằng cơ thể bạn đã no. Trong quãng thời gian này, nếu như bạn tiếp tục ăn có thể dẫn đến việc quá tải. Hãy dạy cho trẻ về cách dừng ăn đúng lúc, khi cơ thể đã cảm thấy no thì không nên nhồi nhét thêm, điều đó sẽ tạo cho trẻ một thói quen giúp bảo vệ sức khỏe suốt đời.
Việc dừng ăn đúng lúc có thể rất khó kể cả đối với người lớn khi bạn có những món ăn yêu thích trên bàn ăn. Tuy nhiên, hãy giải thích cho con bạn về cảm giác khi ăn thoải mái đầy đủ và khi nhồi nhét quá nhiều là hai cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Trong bữa ăn, bạn hãy quan sát trẻ xem trẻ ăn đã đủ no hay chưa và nếu như trẻ nhồi nhét quá nhiều khi có món ăn ưu thích, bạn có thể khuyên trẻ để dành thức ăn cho bữa ăn sau.
5. Không sử dụng thức ăn làm phần thưởng, hình phạt
Việc dùng đồ ăn làm phần thưởng hay hình phạt có thể làm cho đồ ăn không còn đúng với vai trò của nó nữa (Ảnh minh họa).
Thức ăn có ba chức năng chính là cung cấp dinh dưỡng, là phương thức giao tiếp với xã hội và tạo cho bản thân những cảm xúc. Chúng ta ăn vì cần chất dinh dưỡng để tồn tại, chúng ta ăn cùng với gia đình trong những ngày gặp mặt như là một phương thức để kết nối với gia đình và xã hội, chúng ta ăn vì những cảm xúc và cảm giác ta cảm nhận được rằng những món ăn rất ngon.
Việc dùng các loại thức ăn làm phần thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành tốt một việc gì đó, hay rút bớt khẩu phần ăn của trẻ để phạt khi trẻ vi phạm một lỗi gì đó có thể có hiệu quả nhất thời, tuy nhiên về lâu dài nó làm cho vai trò của thức ăn không còn thích hợp nữa.
6. Nhận trợ giúp và hỗ trợ nếu bạn cần
Nếu như bạn không phải là một chuyên gia về thực phẩm hay ăn uống, hãy tìm kiếm sự trợ giúp cũng như hỗ trợ từ các chuyên gia để có thể trau dồi thêm kiến thức và giúp cho con của mình trở thành một đứa trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Nguồn: Mother