6 “lỗi sai” khiến cha mẹ mất cân bằng khi nuôi dạy con
Đôi khi cha mẹ lại vô tình mắc phải những “lỗi sai” trong quá trình nuôi dạy con, đặc biệt là trong bối cảnh bình thường mới sau đại dịch, khiến cho bản thân lại phải gánh vác thêm nhiều căng thẳng.
Thạc sĩ Tâm lý Tú-Anh Nguyễn, với chuyên môn Tâm lý Trẻ em, Đào tạo Phụ huynh chia sẻ về 6 lỗi sai khiến cha mẹ mất cân bằng khi nuôi dạy con
Gò ép con theo khuôn mẫu mà cha mẹ mong đợi
Con là một cá thể độc lập với những đặc điểm cá tính riêng biệt. Thay vì cha mẹ quá lo lắng, kèm cặp đến mức vô tình gò ép con "lớn lên phải thế này…" hay "mai mốt phải thế kia…", cha mẹ hãy cho con không gian để con tự tìm hiểu bản thân.
Khuyến khích con khám phá, tạo điều kiện để con thể hiện năng khiếu, và cả những ý tưởng mới… - chính là những viên gạch đầu tiên của quá trình phát triển cái tôi một cách lành mạnh. Hãy giúp con thành công bằng chính khả năng và điểm mạnh của con, chứ không phải là lộ trình hay con đường mà cha mẹ đã đi qua.
Không xem trọng bữa cơm gia đình
Nhiều cha mẹ cứ đến giờ cơm là "lên lớp", "giáo huấn" hoặc phê bình con khiến cho giờ cơm trở nên căng thẳng quá mức cần thiết.
Hãy xem bữa cơm gia đình là cơ hội để cha mẹ dành thời gian chất lượng bên con và giúp con hiểu cha mẹ trân trọng thời gian bên con con nhiều thế nào. Cuối cùng, xin ba mẹ cũng đừng "mời điện thoại lên dùng bữa cơm cùng cả nhà". Khi đã cùng ăn, hãy chú ý đến nhau và cùng tận hưởng.
Không tạo điều kiện để con tham gia các hoạt động xã hội và giúp đỡ cộng đồng
Việc tham gia vào những hoạt động xã hội và giúp đỡ cộng đồng không chỉ giúp gia đình xích lại gần nhau hơn mà còn cho con thấy một tấm gương tích cực, mạnh mẽ để noi theo. Những hoạt động xã hội, từ thiện, vì cộng đồng… sẽ giúp con nhận ra rằng thế giới thật rộng lớn với nhiều khía cạnh đa dạng, dạy con nghĩ về người khác, biết cảm thông và sẽ xây dựng lòng tự trọng.
Không để con nếm trải thất bại
Không cha mẹ nào muốn thấy con thất bại, nhưng người lớn đều hiểu rằng thất bại hay mắc lỗi đều là một phần của cuộc sống! Khi con còn là những đứa trẻ, chúng đã từng vô cùng thoải mái và tự nhiên với việc thất bại hay mắc lỗi sai cơ mà!
Hãy dạy con cách biết đứng dậy khi va vấp, và cách rút kinh nghiệm và quản lý tình huống tốt hơn cho những lần sau. Nếu không thể bảo bọc con suốt đời trong lồng kính, thì hãy dạy con cách biết tự bảo vệ và có trách nhiệm với mọi hành động của chính mình.
Xem nhẹ ý nghĩa của việc vui chơi hay những khoảng thời gian tĩnh lặng
Điểm số là quan trọng, nhưng không phải là tất cả. Cha mẹ hãy hướng con đến sự cân bằng. Ngoài giờ học kiến thức, hãy cho con có giờ chơi tự do để con tùy ý sáng tạo những hoạt động riêng (lưu ý đây không phải là giờ chơi game trên thiết bị điện tử).
Khi chơi, trẻ nhỏ học được cách sử dụng trí tưởng tượng, sáng tạo và kỹ năng giao tiếp. Đối với trẻ lớn hơn, thời gian tĩnh giúp chúng suy nghĩ và chiêm nghiệm và kết nối với tâm trí tốt hơn.
Quên chăm sóc bản thân
Trẻ con quan sát rất giỏi. Qua những sinh hoạt hàng ngày, con sẽ để ý xem cha mẹ có ưu tiên tập thể dục, ăn uống lành mạnh và thường xuyên không. Từ việc quan sát tấm gương là cha mẹ, việc hướng con đến một lối sống lành mạnh và cân bằng cũng thuận lợi hơn. Khi cha mẹ thể hiện khả năng tự quản lý cảm xúc , chúng ta cũng đang làm gương để dạy trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc EQ.
Bên cạnh đó, biết tự chăm sóc bản thân còn là việc biết sử dụng và lựa chọn những sản phẩm hỗ trợ cho công việc trong gia đình. Khi có những "trợ thủ đắc lực" cho những công việc nhà, việc chăm sóc bản thân và sức khỏe tinh thần của cha mẹ cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
Kết:
Cha mẹ nào cũng rất yêu thương và quan tâm con của mình - hãy lựa chọn nuôi dạy con một cách tích cực, để vừa giảm bớt gánh nặng không đáng có cho bản thân vừa tạo không gian cho con phát triển và khám phá.
Nuôi dạy con tích cực có nghĩa là tạo ra một môi trường tích cực để con có thể phát triển toàn diện, tự do trải nghiệm với bạn bè, thiên nhiên và thế giới xung quanh. Khi cha mẹ giúp con phát huy sự tự lập, chủ động; đồng thời tự tin trao cho con cơ hội chứng tỏ bản thân đúng đắn, cha mẹ cũng tự giảm áp lực cho bản thân và có thể tận hưởng trọn vẹn quá trình đồng hành cùng con khôn lớn.
OMO vốn được biết đến như một "cộng sự giặt giũ" của nhiều gia đình Việt Nam với khả năng xoáy bay vết bẩn vượt trội. Không dừng lại ở đó, những hoạt động hướng đến cộng đồng của nhãn hàng OMO còn chú trọng khuyến khích trẻ em tự do khám phá, không ngại lấm bẩn và hành động để tạo ra những đổi thay tích cực trong cuộc sống, cho môi trường và cộng đồng.
Chiến dịch "Ở nhà vui lấm bẩn, Bé tự lập – Ba mẹ tự tin" do OMO triển khai khuyến khích bố mẹ bận rộn tạo điều kiện cho con trẻ phát triển sự tự lập, chủ động để học hỏi. OMO cam kết đồng hành cùng phụ huynh trong cuộc sống bình thường mới, chăm chút cho gia đình từ những điều nhỏ nhất, để việc giặt giũ không còn là nỗi lo, cho bé thoải mái học hỏi và trải nghiệm.
Tìm hiểu thêm tại: https://www.facebook.com/OMOVietnam
#OMO #ONhaVuiLamBan #BeTuLap
Tu-Anh Nguyen (M.A. Psych.)
Thạc sĩ Tâm lý Trẻ em
Parent Educator
from Happy Parenting