6 bài tập tăng cường thể lực, giúp trẻ sơ sinh sớm cứng cáp
Đừng đợi con lớn mới tạo cho bé thói quen tập thể dục lành mạnh, hãy cho trẻ sơ sinh thực hiện các bài tập ngay từ khi còn nhỏ.
Thông thường, phần lớn thời gian các trẻ sơ sinh được cha mẹ cho nằm chơi mà không hề biết rằng con cũng cần được tập các bài tập rèn luyện sức khỏe. Việc luyện tập hàng ngày sẽ giúp các cơ bắp của bé phát triển khỏe mạnh, tạo tiền đề cho các hoạt động phát triển thể chất sau này linh hoạt hơn, cụ thể đó là khi bé tập lẫy và ngóc đầu, khi bé lăn, trườn, tập ngồi, bò và tập đi.
Cho bé sơ sinh tập thể dục sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển thể chất của trẻ.
Bé được tập các bài tập hàng ngày cũng giúp các cơ quan nội tạng khỏe mạnh hơn. Ví dụ khi bé chơi đùa và cười, bé sẽ thở nhanh và sâu hơn, giúp tim và phổi phát triển.
Não cũng vậy, sau khi sinh và trong những năm đầu đời của bé là thời điểm lý tưởng để xây dựng các khối dây thần kinh kết nối cơ não, và chính các hoạt động thể dục thể chất sẽ giúp quá trình này hoàn thiện và phát triển mạnh mẽ hơn.
Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để cha mẹ xây dựng mối quan hệ và sợi dây tình cảm với bé. Ngoài ra, trẻ em thường xuyên tập luyện thể dục ít có khả năng mắc các bệnh béo phì, hoặc các vấn đề về cân nặng khác, một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp.
Dưới đây là hướng dẫn 6 bài tập tăng thể lực, giúp bé sơ sinh cứng cáp và khỏe mạnh hơn:
Lưu ý khi mẹ cho bé tập các bài tập thể dục
Thời gian mỗi lần tập: Thời gian mỗi lần mẹ cho bé tập không cần phải quá dài, khoảng 15 đến 20 phút mỗi ngày là phù hợp, mẹ có thể kéo dài thời gian hơn nếu bé thích và vẫn muốn tiếp tục.
Chuẩn bị cho bé sẵn sàng: Mẹ hãy chuẩn bị cho bé có tâm trạng thật tốt khi bắt đầu vào bài tập như cho bé ăn, vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo bé đủ sức khỏe để tập. Mẹ hãy chờ khoảng một giờ sau khi bé ăn để bé không bị nôn, trớ vì các động tác trong bài tập.
Không ép bé: Trong quá trình tập, mẹ cần quan sát và theo dõi bé và không ép làm theo những động tác mà bé không muốn hoặc chưa sẵn sàng. Nếu bé tỏ ra không thích hoặc từ chối tập, mẹ đừng lo lắng hoặc cáu giận, thay vào đó hãy cho bé nghỉ vài ngày và quay lại bài tập để xem bé có hứng thú hơn không.
Loại bỏ các yếu tố ngoại quan: Trong lúc tập, mẹ chú ý giữ cho không gian yên tĩnh, tránh bật tivi và hạn chế các bé lớn có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung của của bé.
Bật nhạc nhẹ nhàng: Nhạc nhẹ giúp bé bình tâm và gia tăng mối liên kết mẹ và bé. Bạn cũng có thể đu đưa cơ thể cùng bé theo nhịp và giai điệu của bản nhạc để không khí thêm sôi động và tạo sự hứng khởi cho bé.
Nguồn: Parents