5 lời khuyên giúp con bạn học nói sớm và nhanh
Ở độ tuổi học nói, đôi khi trẻ tỏ ra cáu giận vì chúng có thể hiểu được nhưng không thể diễn tả thành lời. Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bố mẹ có thêm một số cách thú vị khi dạy con học nói.
Hầu hết các bà mẹ đều thích nhất lúc con tập đi vì ở giai đoạn này, mẹ và con sẽ cùng khám phá thế giới từ chính những hoạt động hàng ngày. Bọn trẻ luôn hứng thú khám phá thế giới xung quanh và học cách “điều khiển” mọi thứ. Đây cũng là thời gian quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, tư duy từng chữ riêng lẻ rồi học cách kết nối các từ đó lại với nhau. Nhiều lúc, trẻ sẽ tỏ ra cáu giận vì chúng có thể hiểu được nhưng không thể diễn tả thành lời. Vậy, làm sao chúng ta có thể giúp bé học nói và phát triển khả năng giao tiếp trong giai đoạn này?
Dưới đây là năm “tuyệt chiêu” giúp trẻ học nói và phát triển khả năng giao tiếp:
1. Làm mẫu một cách chậm rãi
Điều này nghe có vẻ tất nhiên nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại. Cuộc sống quá bận rộn làm bạn nhiều khi không thể nhớ nổi đã làm gì trong một ngày. Do đó, bạn phải luôn tự ý thức rằng phải làm mọi việc chậm lại và trò chuyện với con một cách thực sự. Bọn trẻ học nói từ chính những sự việc rất bình thường diễn ra hàng ngày. Thời gian thay quần áo, tắm hay cho con ăn… là lúc bạn nên làm một cách từ tốn và nói chuyện với con, hướng dẫn con cách làm. Đây là những khoảnh khắc mà các con học được nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần nói chậm lại. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con bạn đang gặp khó khăn khi phát âm. Thế giới xung quanh chuyển động với tốc độ chóng mặt, áp lực công việc cuộc sống khiến chúng ta luôn cũng sống gấp gáp. Việc bạn nói quá nhanh làm bọn trẻ rất khó nắm bắt được thông tin. Do đó, hãy giảm tốc độ “cuộc sống” và đặc biệt là nói chậm lại nhé!
2. Hãy nhìn vào con khi trò chuyện
Điều này cũng có vẻ hiển nhiên nhưng khi bạn thực sự làm chậm như ở trên đã nói thì bạn cần để ý thêm cách bạn giao tiếp với con. Có thể bạn sẽ rất bất ngờ về tần suất bạn “ném” các câu nói về phía con trong khi cả hai đang không nhìn thấy nhau. Nếu bạn muốn con mình học nói và giao tiếp tốt, bạn cần phải mất thời gian để làm chậm, nhìn vào con, trò chuyện với con, và khi có thể, hạ mình thấp xuống để nhìn ngang mắt bé. Điều này giúp con bạn tập trung vào bạn và điều bạn muốn truyền đạt.
Ảnh minh họa.
3. Học cách chờ đợi
Thế giới ngày nay khiến bạn luôn hi vọng mọi thứ chính xác tới một phần nghìn giây. Bạn mang theo điện thoại thông minh để có thể tìm mọi thứ trên internet ngay lập tức. Nhưng con bạn không học ngôn ngữ theo cách này. Chúng cần bạn giúp đỡ và cần bạn phải đợi chúng. Khi bạn đặt câu hỏi, hãy cho con thời gian để suy nghĩ và trả lời. Đôi khi chúng ta khó nhận ra bọn trẻ đang cố gắng duy nghĩ nên bạn đừng viện cớ quá bận để bỏ mặc lũ trẻ nhé.
4. Dừng đếm và bắt đầu các cuộc nói chuyện
Vài năm trước tôi đã thực hiện một bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ của một cậu bé được chăm sóc bởi ông bà vì bố mẹ cậu bận làm việc. Khi tôi dành thời gian để hiểu về bản thân các bé, gia đình bé và các thói quen hàng ngày thì bà ngoại của bé tự hào nói: “Tôi và cháu luôn luôn đếm những bậc thang khi chúng tôi đi lên và đi xuống. Chúng tôi cũng chơi các trò chơi về bảng chữ cái và các con số rất nhiều”.
Thật tuyệt vời là em bé này đã biết tất cả các khối hình và màu sắc khi mới chỉ hai tuổi rưỡi”. Bé cũng có thể diễn đạt những gì mình cần và học đếm rất tốt. .Tuy nhiên, em hiếm khi đặt câu hỏi và điều này có nghĩa là em đang bỏ lỡ rất nhiều điều. Tôi biết rằng bạn muốn dạy con học thật nhiều thứ ở giai đoạn này nhưng bạn cần biết rằng đây không phải là thời điểm tốt để bé học các con số, bảng chữ cái hay các khối hình khác nhau.
Tôi khuyên bạn nên để con được tiếp xúc với “từ điển cuộc sống”. Hãy để màu sắc, con số, hình khối, các phép toán và bảng chữ cái là một phần trong từ điển ngôn ngữ của trẻ nhưng tôi không nghĩ vốn từ vựng của con chỉ cần những thứ này. Thay vào đó, hãy trò chuyện với con về tất cả những gì bạn nhìn thấy hàng ngày. Khi con chỉ vào một vật gì đó, hãy kể một câu chuyện về nó, đặt câu hỏi và chờ câu trả lời từ con, nói chuyện với con chứ không chỉ đếm số cầu thang.
5. Chọn mua đồ chơi cho con một cách khoa học
Trẻ em học ngôn ngữ thông qua việc sinh hoạt hàng ngày. Chúng cũng học về ngôn ngữ khi chơi đồ chơi. Tôi có một vài mẹo nhỏ giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp cho con ở độ tuổi này như sau:
Thứ nhất: Không/hạn chế dùng các loại đồ chơi màu mè, đồ chơi bằng nhựa kiểu tự động sáng lên, biết nói hoặc biết chơi nhạc. Những đồ chơi này sẽ “tranh phần” của con bạn trong việc học những kỹ năng đó.
Thứ hai: Những đồ chơi đơn giản như bộ xếp hình, bóng, búp bê …sẽ giúp con bạn học được rất nhiều điều thú vị và bổ ích.
Thứ ba: Sử dụng luân phiên các trò chơi: Bạn thường mua vô số các đồ chơi cho con nhưng bé chỉ chơi vài ngày rồi chán và vứt một xó. Do đó, bạn nên sắp xếp các đồ chơi đó thành các nhóm khác nhau, đưa cho con chơi theo nhóm và đảm bảo rằng con chơi hết số trò chơi đó trong vòng một năm bằng cách “quay vòng”. Làm như vậy vừa tiết kiệm lại không làm mất hứng thú của con.
Dưới đây là năm “tuyệt chiêu” giúp trẻ học nói và phát triển khả năng giao tiếp:
1. Làm mẫu một cách chậm rãi
Điều này nghe có vẻ tất nhiên nhưng tôi vẫn cần phải nhắc lại. Cuộc sống quá bận rộn làm bạn nhiều khi không thể nhớ nổi đã làm gì trong một ngày. Do đó, bạn phải luôn tự ý thức rằng phải làm mọi việc chậm lại và trò chuyện với con một cách thực sự. Bọn trẻ học nói từ chính những sự việc rất bình thường diễn ra hàng ngày. Thời gian thay quần áo, tắm hay cho con ăn… là lúc bạn nên làm một cách từ tốn và nói chuyện với con, hướng dẫn con cách làm. Đây là những khoảnh khắc mà các con học được nhiều nhất.
Ngoài ra, bạn cũng cần nói chậm lại. Điều này đặc biệt quan trọng nếu con bạn đang gặp khó khăn khi phát âm. Thế giới xung quanh chuyển động với tốc độ chóng mặt, áp lực công việc cuộc sống khiến chúng ta luôn cũng sống gấp gáp. Việc bạn nói quá nhanh làm bọn trẻ rất khó nắm bắt được thông tin. Do đó, hãy giảm tốc độ “cuộc sống” và đặc biệt là nói chậm lại nhé!
2. Hãy nhìn vào con khi trò chuyện
Điều này cũng có vẻ hiển nhiên nhưng khi bạn thực sự làm chậm như ở trên đã nói thì bạn cần để ý thêm cách bạn giao tiếp với con. Có thể bạn sẽ rất bất ngờ về tần suất bạn “ném” các câu nói về phía con trong khi cả hai đang không nhìn thấy nhau. Nếu bạn muốn con mình học nói và giao tiếp tốt, bạn cần phải mất thời gian để làm chậm, nhìn vào con, trò chuyện với con, và khi có thể, hạ mình thấp xuống để nhìn ngang mắt bé. Điều này giúp con bạn tập trung vào bạn và điều bạn muốn truyền đạt.
Ảnh minh họa.
Thế giới ngày nay khiến bạn luôn hi vọng mọi thứ chính xác tới một phần nghìn giây. Bạn mang theo điện thoại thông minh để có thể tìm mọi thứ trên internet ngay lập tức. Nhưng con bạn không học ngôn ngữ theo cách này. Chúng cần bạn giúp đỡ và cần bạn phải đợi chúng. Khi bạn đặt câu hỏi, hãy cho con thời gian để suy nghĩ và trả lời. Đôi khi chúng ta khó nhận ra bọn trẻ đang cố gắng duy nghĩ nên bạn đừng viện cớ quá bận để bỏ mặc lũ trẻ nhé.
4. Dừng đếm và bắt đầu các cuộc nói chuyện
Vài năm trước tôi đã thực hiện một bài kiểm tra khả năng ngôn ngữ của một cậu bé được chăm sóc bởi ông bà vì bố mẹ cậu bận làm việc. Khi tôi dành thời gian để hiểu về bản thân các bé, gia đình bé và các thói quen hàng ngày thì bà ngoại của bé tự hào nói: “Tôi và cháu luôn luôn đếm những bậc thang khi chúng tôi đi lên và đi xuống. Chúng tôi cũng chơi các trò chơi về bảng chữ cái và các con số rất nhiều”.
Thật tuyệt vời là em bé này đã biết tất cả các khối hình và màu sắc khi mới chỉ hai tuổi rưỡi”. Bé cũng có thể diễn đạt những gì mình cần và học đếm rất tốt. .Tuy nhiên, em hiếm khi đặt câu hỏi và điều này có nghĩa là em đang bỏ lỡ rất nhiều điều. Tôi biết rằng bạn muốn dạy con học thật nhiều thứ ở giai đoạn này nhưng bạn cần biết rằng đây không phải là thời điểm tốt để bé học các con số, bảng chữ cái hay các khối hình khác nhau.
Tôi khuyên bạn nên để con được tiếp xúc với “từ điển cuộc sống”. Hãy để màu sắc, con số, hình khối, các phép toán và bảng chữ cái là một phần trong từ điển ngôn ngữ của trẻ nhưng tôi không nghĩ vốn từ vựng của con chỉ cần những thứ này. Thay vào đó, hãy trò chuyện với con về tất cả những gì bạn nhìn thấy hàng ngày. Khi con chỉ vào một vật gì đó, hãy kể một câu chuyện về nó, đặt câu hỏi và chờ câu trả lời từ con, nói chuyện với con chứ không chỉ đếm số cầu thang.
5. Chọn mua đồ chơi cho con một cách khoa học
Trẻ em học ngôn ngữ thông qua việc sinh hoạt hàng ngày. Chúng cũng học về ngôn ngữ khi chơi đồ chơi. Tôi có một vài mẹo nhỏ giúp bạn chọn đồ chơi phù hợp cho con ở độ tuổi này như sau:
Thứ nhất: Không/hạn chế dùng các loại đồ chơi màu mè, đồ chơi bằng nhựa kiểu tự động sáng lên, biết nói hoặc biết chơi nhạc. Những đồ chơi này sẽ “tranh phần” của con bạn trong việc học những kỹ năng đó.
Thứ hai: Những đồ chơi đơn giản như bộ xếp hình, bóng, búp bê …sẽ giúp con bạn học được rất nhiều điều thú vị và bổ ích.
Thứ ba: Sử dụng luân phiên các trò chơi: Bạn thường mua vô số các đồ chơi cho con nhưng bé chỉ chơi vài ngày rồi chán và vứt một xó. Do đó, bạn nên sắp xếp các đồ chơi đó thành các nhóm khác nhau, đưa cho con chơi theo nhóm và đảm bảo rằng con chơi hết số trò chơi đó trong vòng một năm bằng cách “quay vòng”. Làm như vậy vừa tiết kiệm lại không làm mất hứng thú của con.