5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, xem ai trong nhà bạn mắc phải thì nhắc ngay!

THIÊN AN,
Chia sẻ

Cách nuôi dạy không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ sau này.

Đối với chăm sóc trẻ, một số người cảm thấy rất đơn giản. "Có mỗi đứa trẻ thôi mà, vài ba đầu việc đơn giản, ai chẳng làm được", họ tự nhủ. Trong khi đó, có một số người lại cảm thấy đây là một việc rất khó khăn, họ không dám phân tâm, mỗi phút mỗi giây đều phải cẩn thận.

Thực tế chăm sóc và nuôi dạy trẻ không hề đơn giản. Trẻ nhỏ giống như một tờ giấy trắng, tờ giấy sẽ trở thành hình dáng gì hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Nhìn chung, giáo dục gia đình sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như tương lai của trẻ. Chính vì vậy, khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ ông bà cần chú ý từ lời nói đến hành động.

Dưới đây là 5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, nếu gia đình bạn xuất hiện những tình huống tương tự, hãy can thiệp kịp thời!

Thứ nhất: Cho ăn kiểu biến hóa

Khi trẻ không muốn ăn hoặc kháng cự việc ăn uống, một số phụ huynh sẽ dùng đồ chơi hoặc dùng điện thoại, TV để dỗ con, một số khác chạy theo trẻ khắp nhà để cho ăn, mục đích đều là để con có thể ăn được một miếng là một miếng.

Có phụ huynh sẽ nói "Ăn một miếng thôi rồi tí bố mẹ ông bà mua đồ chơi cho con". Họ hứa hẹn với trẻ để cho trẻ ăn.

Có những phụ huynh còn nói: "Không ăn cơm sẽ bị cảnh sát bắt", "Không ăn cơm lát mẹ sẽ đánh con" – Đây là kiểu dùng lời lẽ đe dọa trẻ!

Những phương pháp cho ăn sai lầm này không chỉ giúp trẻ ăn uống tốt hơn mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, xem ai trong nhà bạn mắc phải thì nhắc ngay! - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

* Ảnh hưởng của việc cho ăn kiểu biến hóa đến trẻ:

① Khả năng tập trung kém. Vừa ăn vừa làm việc khác, điều này khiến trẻ không thể tập trung làm xong một việc, lớn lên đi học cũng sẽ không tập trung, dễ bị phân tâm khi học.

② Độc lập kém. Trẻ quen với việc cha mẹ đuổi theo cho ăn, khi bất ngờ phải vào mẫu giáo, tâm lý phụ thuộc, lo âu tách biệt sẽ rất nghiêm trọng.

③ Ảnh hưởng đến sự phát triển của vận động tinh. Làm hỏng cơ hội phát triển vận động tinh của trẻ, sau này việc viết và vẽ sẽ bị ảnh hưởng.

④ Gây ra tính ngang bướng, tính khí xấu. Khi dỗ dành trẻ ăn, trẻ cảm thấy việc ăn có thể dùng để đàm phán, đổi lấy những thứ mình muốn. Nếu chấp nhận điều kiện, mỗi lần ăn phụ huynh cần phải dỗ dành, nếu không chấp nhận hoặc không làm được, trẻ sẽ cáu kỉnh.

⑤ Phương pháp đe dọa sẽ khiến trẻ trở nên nhút nhát, không phân biệt được đúng sai, phá hủy nhận thức của trẻ!

⑥ Ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển thể chất. Việc vừa ăn vừa vận động không tốt cho bao tử của trẻ, và có thể dẫn đến tiêu hóa không tốt, chướng bụng, béo phì.

Thứ hai: Yêu thương quá mức không có biên giới

Nhiều bậc phụ huynh mắc phải một sai lầm rất phổ biến, đó là đã quy định không cho ăn đồ ăn vặt, trẻ khóc, lập tức cho ăn, thậm chí còn lén lút cho trẻ ăn; trẻ làm sai, một phụ huynh đang phê bình giáo dục trẻ, phụ huynh khác lại bảo vệ "nó còn nhỏ, biết cái gì mà, cứ kệ nó"; đến giờ phải đi ngủ, trẻ lại muốn chơi thêm một lát, không cho chơi sẽ khóc, khóc rồi phụ huynh sẽ nhượng bộ, "không ngủ thì không ngủ, chơi thêm một lát nữa".

Không phải cái gì cũng chiều theo trẻ là tốt cho trẻ, sự tốt bụng không nguyên tắc này có thể "phá hủy" trẻ. Nếu quy tắc đã định luôn bị thay đổi vì sự "khóc" của trẻ, trẻ khóc là có hiệu quả, sau này sẽ càng ngang bướng, khó quản lý!

* Ảnh hưởng của việc yêu thương quá mức đến trẻ:

① Ích kỷ. Quen với cuộc sống chỉ mình được chiều chuộng, có yêu cầu là phải được đáp ứng, nên khi lớn lên sẽ có lòng tham mạnh mẽ, không có tinh thần chia sẻ.

② Độc lập kém. Quen với cuộc sống không cần phải cố gắng, có người làm mọi thứ cho mình, khi lớn lên sẽ thiếu khả năng sống độc lập.

③ Dễ nổ dễ giận. Sự yêu thương quá mức sẽ khiến trẻ phát triển tâm lý ương bướng.

④ Không biết thỏa mãn. Trẻ khóc lóc, làm ầm ĩ, lăn lộn có thể có được thứ mình muốn, khiến trẻ càng đòi hỏi nhiều hơn.

⑤ Không tự giác. Nuông chiều trẻ trong việc ăn uống, sinh hoạt, học tập, chơi đùa hoàn toàn không có quy tắc, muốn làm gì thì làm, ngủ nướng không ăn cơm, tùy hứng.

5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, xem ai trong nhà bạn mắc phải thì nhắc ngay! - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Thứ ba: Đùn đẩy trách nhiệm

Trẻ đi bị ngã, "Đánh mặt đất này, làm cho con ngã";

Trẻ vô tình đập đầu vào bàn, "Cái bàn hư, đập vào đầu con";

Trẻ chơi đồ chơi chán chê, "Chẳng vui, ngày mai mua mới cho con";

Một số gia đình xuất hiện tình trạng dù xảy ra bất cứ chuyện gì thì cha mẹ cũng luôn đùn đẩy trách nhiệm, không hướng dẫn trẻ phản tỉnh về hành động của mình. Lần sau trẻ ngã lại đợi cha mẹ đến nâng đỡ, rồi cha mẹ lại "oán trời oán đất oán không khí"

* Ảnh hưởng của việc đùn đẩy trách nhiệm đến trẻ:

① Không có trách nhiệm, không gánh vác, không chịu trách nhiệm cho hành động của mình.

② Không tốt cho sự phát triển thể chất và tinh thần, khi lớn lên gặp bất kỳ chuyện không vui nào, cũng đổ lỗi cho người khác. Phát triển tâm lý không khoan dung và báo thù.

③ Kiêu ngạo tự đại. Gặp chuyện đầu tiên nghĩ đến là đùn đẩy trách nhiệm, không chịu nhận các lời chỉ trích và thất bại trên con đường phát triển.

Thứ tư: Phá hỏng sự tập trung của trẻ

Khi trẻ chơi đồ chơi say sưa: "Cách chơi của con không vui, nhìn cách mẹ chơi này";

Khi trẻ đang tập trung với một món đồ: "Ở đây còn nhiều đồ chơi lắm, mẹ lấy cho con, cứ chơi hết đi";

Khi trẻ đang xem sách tranh: "Bé yêu, dâu tây mẹ vừa rửa sạch rồi, ăn một quả đã rồi đọc tiếp";

Khi trẻ đang tập trung ghép hình khối: "Cái con ghép sai rồi, phải ghép vào đó, nhìn này, đúng không nào";

Khi trẻ đang tập trung, đắm chìm, chơi đồ chơi hoặc làm một việc gì đó thì đừng làm phiền, đừng lúc nào cũng quan tâm, chỉ trỏ, hỏi hết thứ này đến thứ khác. Một quả dâu tây, một câu hỏi đều có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung của trẻ suốt đời!

Sự tập trung của trẻ như một cốc nước, bị phá vỡ một lần sẽ vơi bớt một chút, dần dần sẽ cạn khô.

5 hành vi sai lầm khi chăm sóc trẻ, xem ai trong nhà bạn mắc phải thì nhắc ngay! - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

* Ảnh hưởng của việc phá hỏng sự tập trung đến trẻ:

① Sự tập trung của trẻ một khi bị phá hỏng, khả năng ghi nhớ, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ sẽ không liên tục.

② Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội. Trẻ không tập trung sẽ dễ có biến động cảm xúc. Ví dụ như dễ nổi giận, dễ gây xung đột với người khác.

③ Ảnh hưởng đến thành tích học tập. Trẻ thiếu tập trung sẽ không thể chú ý theo kịp bài giảng, làm bài cẩu thả, qua thời gian học tập sẽ bị ảnh hưởng xấu.

④ Tự ti. Trẻ không tập trung lâu dài sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ do giáo viên và phụ huynh giao kịp thời, tự tin sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có thể bắt đầu xuất hiện tình cảm tiêu cực như mất mát, nhút nhát, tự ti.

Thứ năm: Không cho phép bất cứ điều gì

Ra ngoài chơi nhặt một chiếc lá cây: "Đừng nhặt, bẩn lắm";

Ở nhà nằm bò trên đất chơi: "Đừng bò lung tung";

Nhìn thấy thứ gì đó tò mò: "Đừng sờ lung tung, có vi khuẩn";

Tóm lại là không cho phép cái gì cả, không cho chơi ở đâu, không cho chạm vào cái gì, không cho trẻ thử nghiệm bất cứ điều gì. Có thể trẻ sẽ mắc lỗi, nhưng phụ huynh nên cho phép trẻ thử những điều mới lạ trong tình huống an toàn.

* Ảnh hưởng của việc không cho phép bất cứ điều gì đến trẻ:

① Phá hủy lòng hiếu kỳ và trí tưởng tượng của trẻ.

② Rối loạn xúc giác, ngăn cản trẻ thử nghiệm cảm nhận vật thể, làm xúc giác trở nên nhạy cảm.

③ Dập tắt lòng hiếu kỳ, cũng như tinh thần mạo hiểm và sáng tạo.

④ Trẻ trở nên nhút nhát và không đủ can đảm, là do quá nhiều hạn chế đối với trẻ gây ra.

Chia sẻ