5 đồn thổi ăn uống lúc mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu có thể nghe thấy nhiều lời đồn thổi có liên quan đến việc ăn uống trong suốt 9 tháng thai kỳ.
1. Mang thai phải ăn nhiều vì bạn đang ăn cho hai người?
Thực tế: Một phụ nữ mang thai thường bị nhắc nhở nên phải ăn thật nhiều vì bạn không phải ăn cho bản thân mà ăn thêm vì em bé trong bụng.
Tuy nhiên thực tế, một số phụ nữ mang thai chỉ tăng được vài kg trọng lượng cơ thể so với ngày chưa mang bầu nhưng em bé sinh ra vẫn có cân nặng bình thường và khỏe mạnh như nhiều đứa trẻ khác.
Phụ nữ bình thường cần 2000 kilo calo mỗi ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Khi có thai, nhu cầu năng lượng tăng lên, ở thời kỳ đầu cần thêm 100 kilo calo mỗi ngày, trong quý hai đến quý thứ ba thì mỗi ngày phải thêm từ 250 đến 300 kilo calo nữa (tức là hàng ngày phải có đủ 2250 kilo calo) cho đến khi đẻ mới đủ nuôi mình và nuôi thai.
Phụ nữ bình thường cần 2000 kilo calo mỗi ngày cho các hoạt động nhẹ nhàng. Khi có thai, nhu cầu năng lượng tăng lên, ở thời kỳ đầu cần thêm 100 kilo calo mỗi ngày, trong quý hai đến quý thứ ba thì mỗi ngày phải thêm từ 250 đến 300 kilo calo nữa (tức là hàng ngày phải có đủ 2250 kilo calo) cho đến khi đẻ mới đủ nuôi mình và nuôi thai.
2. Ăn thực phẩm ẩn chứa nhiều muối làm cho bạn phù nề?
Thực tế: Muối là một chất dinh dưỡng cần thiết, ngay cả khi bạn đang mang thai. Bạn không nên bị loại bỏ muối khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Bởi vì quá thừa hay thiếu muối cũng gây ra tình trạng phù nề ở phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, một số bà bầu bị phù nề trong thời kỳ mang thai cũng là điều bình thường. Nếu bị phù nề suốt thai kỳ mới phải xem xét đến các loại thực phẩm đang ăn để chắc chắn nhận được đầy đủ chất đạm và nước.
3. Khi mang thai, bạn không cần phải quản lý trọng lượng nghiêm ngặt?
Thực tế: Trọng lượng cơ thể nói lên rất nhiều về sức khỏe tổng thể của bạn đấy. Bạn có thể bị tăng cân nhanh chóng khi ăn quá nhiều đồ ăn vặt hoặc thói quen ăn uống không lành mạnh khác.
Vì thế, ngay cả trong thời gian bầu bí, bạn vẫn nên để ý đến cân nặng và chú ý nhiều hơn đến các thực phẩm đang ăn.
Theo chuẩn cân nặng của các bà bầu thì khi mang thai mẹ bầu chỉ nên tăng cân như sau:
- Nếu trước đó bạn có số cân nhẹ thì nên tăng từ 12 - 18kg.
- Nếu bạn có số cân nặng vừa phải thì nên tăng từ 11 - 15kg.
- Nếu bạn là người thừa cân thì nên tăng từ 6 - 11kg.
- Nếu bạn béo phì thì nên theo chỉ dẫn của bác sĩ nhưng chỉ nên tăng từ 6 - 9kg.
- Nếu bạn mang thai song sinh thì nên tăng từ 16 - 20kg.
4. Em bé trong bụng chỉ cần những gì bạn cần?
Sự thật: Em bé dù chưa ra đời nhưng đang được phát triển trong bụng mẹ từ chính nguồn protein - một chất dinh dưỡng mà cơ thể người mẹ sử dụng để xây dựng mô.
Tuy nhiên nguồn protein mẹ bầu ăn không đủ lưu trữ để em bé trong bụng có thể sử dụng trong quá trình phát triển. Vì thế, dù mẹ bầu muốn ăn gì thì cũng nên phải lưu ý bổ sung ăn protein đầy đủ. Nếu không sức khỏe của bạn và bé cũng sẽ bị ảnh hưởng.
5. Nếu mẹ bầu ăn ít chất béo, con sẽ mất một số chất béo và chậm lớn?
Sự thật: Em bé của bạn không được xây dựng từ chất béo. Chất béo chỉ là một nguồn năng lượng cho chính cơ thể bạn. Và nguồn chất béo này khác biệt hẳn với nguồn protein để xây dựng mô của bé.
Chưa kể nếu ăn nhiều chất béo, mẹ bầu còn dễ phải đối mặt với chứng thừa cân hơn so với khi mang thai ăn nhiều thực phẩm giàu carbohydrate hoặc protein.