4 kiểu ép ăn "truyền thuyết" gây hại cho hệ tiêu hóa của con
Con ăn ngoan, phát triển khỏe mạnh là điều mà mẹ bỉm nào cũng mong. Tuy nhiên, có không ít gia đình rơi vào tình trạng con kén ăn, lười ăn dù tìm đủ mọi cách.
Khi con bắt đầu ăn dặm, các mẹ bỉm sữa luôn dày công nghiên cứu cách làm các món ăn mới tốt cho con. Tuy nhiên, ít ai để ý đến những sai lầm để tránh. Dưới đây là những sai lầm nhiều phụ huynh vẫn hay mắc phải.
1. Thời xưa 3 tháng đã ăn bột, bây giờ vẫn lớn có sao đâu?
6 tháng đầu trẻ nên bú sữa mẹ hoàn toàn, chỉ từ 6 tháng trở đi mới bắt đầu cho con học ăn dặm, tiếp xúc với đồ ăn, mỗi lần 5ml-10ml rồi tăng dần lên. Và đồ ăn nên cho trẻ ăn riêng từng loại, không nên xay nhuyễn hay trộn lên. Khi bắt đầu nên cho trẻ làm quen với rau củ nhuyễn, nên dùng rây để rây thức ăn luộc chín. Trong 20 ngày đầu như vậy. Sau đó chuyển sang ăn BLW! Hệ tiêu hóa và vị giác của trẻ chỉ sẵn sàng khi trẻ ở tháng thứ 6. Vậy nên đừng nghe truyền thuyết mà vội vỗ béo con bởi bột quấy, cháo xay thêm tí gia vị cho thơm.
2. Không cho nước mắm sao ăn được
Trước 1 tuổi không nên nêm gia vị, vị giác của trẻ nhạy cảm gấp nhiều lần người lớn. Nêm gia vị sớm ảnh hưởng rất nhiều đến vị giác của con. Sau 1 tuổi từng bước giới thiệu gia vị nhưng lượng chỉ nên rất ít.
3. Ăn cơm sớm đau dạ dày, ăn cháo cho khỏe
Với các mẹ cho con ăn theo kiểu truyền thống thì phải tăng thô lên phù hợp, khi cơ quan vận động tinh ở miệng đến thời kỳ nhạy cảm thì cần tăng thô. Cháo xay nhuyễn chỉ cần nuốt thì enzym tiêu hóa không được kích thích. Ảnh hưởng đến vận động tinh cơ miệng. Việc ăn dặm tăng thô đúng cách cũng là cách giúp trẻ hoàn thiện khoang miệng và biết nói sớm.
4. Cho xem iPad để ăn cho nhanh
Khi trẻ chỉ tập trung xem tivi, não bé không tập trung vào việc ăn thì trẻ chỉ nuốt một cách vô thức. Trẻ không biết vị ngon của món ăn thì khả năng vị giác hay dạ dày cũng không nhận biết được enzym nào tiêu hóa thức ăn nào khiến hệ thống tiêu hóa bị ảnh hưởng. Và quan trọng là bé hiểu việc ăn của mình cần có điều kiện. Nếu không ăn không được xem iPad.
Một số lưu ý khác khi cho trẻ ăn dặm
- Đừng ép con ăn quá nhiều một lúc: Ở mỗi tháng tuổi nhu cầu ăn của con khác nhau nên phụ huynh nên cung cấp cho bé lượng thức ăn vừa phải. Đừng bắt trẻ ăn nhiều quá, hoặc quá nhiều bữa trong ngày. Con sẽ sợ và dễ bị chán ăn, biếng ăn. Chị em đừng để trẻ quá đói nhưng cũng không để con quá nó. Như thế bé mới có hứng thú cho bữa ăn tiếp theo.
- Không nên kéo dài bữa ăn: Cố cho con ăn hết bát cháo/bột, cha mẹ thường kéo dài bữa ăn. Hoặc cho con đi chơi rong để bé mải chơi và ăn được nhiều hơn. Điều này về lâu về dài sẽ là sai lầm. Bởi bữa ăn kéo dài, bé còn chưa thấy đói đã sang bữa tiếp theo. Điều này sẽ khiến con ăn không được ngon miệng.
- Đừng chỉ cho con ăn món bé thích: Ở giai đoạn ăn dặm, con sẽ bộc lộ thích thú với 1 loại đồ ăn nào đó. Còn những món không thích trẻ ăn ít hoặc bỏ ăn. Cha mẹ thấy con ăn món kia nhiều thì chỉ tích cực nấu món đó cho trẻ. Tuy nhiên việc làm đó sẽ khiến con thiếu dinh dưỡng, lười ăn và không được trải nghiệm những món mới.