4 dấu hiệu chứng tỏ trẻ đang trong giai đoạn phát triển cực nhanh, cha mẹ lưu ý để không bỏ lỡ cơ hội vàng tăng chiều cao cho con
Khi trẻ đột nhiên có những dấu hiệu bất thường như thèm ăn, thèm ngủ, đau đầu gối… cha mẹ cần phải chú ý bởi đây rất có thể là dấu hiệu trẻ đang ở giai đoạn phát triển cực nhanh.
Gần đây, cậu bé Tiểu Tuấn thường xuyên nói với mẹ: "Mẹ ơi, con đói quá, mẹ có thể cho con một bát mì được không?".
Mẹ bé trả lời: "Bây giờ là 8 giờ tối, ăn muộn không tốt cho tiêu hóa. Hơn nữa, con vừa mới ăn cơm xong, sao đã lại đói rồi? Gần đây, chuyện gì đã xảy ra với con?".
Trên thực tế, người mẹ cũng rất hoang mang, không biết tại sao thời gian gần đây Tiểu Tuấn vừa ăn xong lại kêu đói? Tiểu Tuấn từ nhỏ không thích ăn vặt, không phải là đứa trẻ tham ăn. Người mẹ một mặt hối hận vì quở trách con, một mặt lại lo lắng Tiểu Tuấn bị ốm. Ngày hôm sau, mẹ đưa Tiểu Tuấn đến Khoa Nhi thuộc Bệnh viện Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em tỉnh Vũ Hán (Trung Quốc) để được tư vấn. Sau khi nghe bác sĩ nói, không chỉ xua tan những lo lắng của người mẹ mà còn khiến người mẹ ngạc nhiên.
Bác sĩ nói với mẹ rằng, nếu trẻ xuất hiện những tín hiệu này, có nghĩa là sự phát triển của trẻ đang ở giai đoạn mãnh liệt, cha mẹ nên chú ý.
1. Tham ăn - thèm ăn đột ngột
Trẻ đột nhiên trở nên tham ăn thì cha mẹ nên chú ý bởi rất có thể trẻ đang bước vào thời kỳ phát triển mãnh liệt.
Thời gian trước đây đứa trẻ ăn uống bình thường, đột nhiên tham ăn một cách đặc biệt. Nếu trước mỗi bữa chỉ ăn 1 bát cơm còn mè nheo nửa ngày không muốn ăn, hiện tại mỗi bữa ăn 2 bát, đặc biệt ăn rất nhanh, chỉ qua 2 tiếng lại thấy đói.
Trẻ đột nhiên trở nên tham ăn thì cha mẹ nên chú ý, nếu trẻ không có sự khó chịu nào khác, rất có thể trẻ đang bước vào thời kỳ phát triển mãnh liệt. Cha mẹ nên nắm bắt thời cơ để bổ sung tốt dinh dưỡng cho trẻ. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của trẻ về số lượng, mà phải đủ về chất lượng.
Đặc biệt là sự kết hợp dinh dưỡng cân bằng giữa protein, canxi và các loại vitamin khác nhau. Bác sĩ tìm hiểu thì được biết Tiểu Tuấn không có triệu chứng khó chịu nào khác, nên bác sĩ phán đoán cậu bé có thể đang tiến vào giai đoạn phát triển mãnh liệt. Bác sĩ khuyên người mẹ nên chú ý quan sát trẻ nhiều hơn và kịp thời bổ sung dinh dưỡng cho trẻ.
2. Ham ngủ - đột nhiên trở nên thích ngủ
Trẻ nên đi ngủ trước 9 giờ tối, để đảm bảo rằng sẽ ngủ sâu vào lúc 10 giờ tối và ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày.
Chúng ta đều biết rằng ngủ đủ giấc là sự đảm bảo cho trẻ phát triển chiều cao, bởi vì hormone tăng trưởng của trẻ phát triển vào giữa đêm và sáng sớm. Bác sĩ khuyên trẻ nên đi ngủ trước 9 giờ tối, để đảm bảo rằng trẻ ngủ sâu vào lúc 10 giờ tối và ngủ hơn 10 tiếng mỗi ngày, giúp trẻ sử dụng hiệu quả hormone tăng trưởng được tiết ra để trẻ phát triển chiều cao nhanh chóng.
Trong thực tế, hầu hết trẻ em rất năng động và thường ít ngủ. Vì vậy, nếu bình thường đứa trẻ tinh lực dồi dào nhưng gần đây đột nhiên ngủ nhiều, thèm ngủ thì cha mẹ cần phải chú ý. Trước tiên, hãy quan sát xem trẻ có mệt mỏi quá mức hoặc có các khó chịu khác như da vàng, đổ mồ hôi và yếu ớt. Nếu không có những dấu hiệu này, đây chính là một dấu hiệu cho thấy đứa trẻ bước vào thời kỳ phát triển mãnh liệt. Cha mẹ nên cho trẻ một môi trường ngủ tốt, nắm bắt cơ hội để trẻ phát triển chiều cao.
3. Đột ngột đau đầu gối, còn bị chuột rút
Nếu trẻ xuất hiện tình trạng đau chân đau đầu gối, rất có thể là cơn đau tăng trưởng điển hình.
Nếu trẻ gần đây kêu đau chân đau đầu gối, thậm chí còn xuất hiện hiện tượng chuột rút, cha mẹ cần phải lưu tâm, có những người có thể sẽ nói, không phải chỉ có người già mới đau chân sao, trẻ nhỏ như vậy là đang làm nũng sao? Thực tế trẻ xuất hiện tình trạng đau chân đau đầu gối, rất có thể là cơn đau tăng trưởng điển hình.
Đặc điểm của loại đau này là sau khi hoạt động hoặc là ban đêm xuất hiện tình trạng đau đối xứng hai bên, xương khớp cục bộ không bị sưng đỏ, sau khi xoa bóp hoặc nghỉ ngơi cơn đau sẽ tan biến hoặc được cải thiện. Cha mẹ cần chú ý quan sát đến đặc điểm đau đầu gối của trẻ, cần biết phân biệt là đau tăng trưởng với đau bệnh lý khác. Nếu được xác định là cơn đau tăng trưởng, cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống nhiều sữa, ăn nhiều thực phẩm giàu protein chất lượng cao, cân bằng dinh dưỡng, bổ sung vitamin D và tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
4. Tần suất thay giày đã tăng đột ngột
Nếu trẻ em gần đây tần suất thay giày tăng đột ngột thì cha mẹ nên chú ý, có thể trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển mãnh liệt. Cha mẹ nên nhanh chóng thay giày có kích cỡ thích hợp cho trẻ, 1 đôi giày quá chặt rất dễ khiến trẻ bị ngã, còn ảnh hưởng đến thói quen đi bộ của trẻ. Do đó, cha mẹ không nên tiếc tiền mà không mua giày mới cho trẻ.
Nguồn: Sohu