4 cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, từ cấp độ 2 mẹ phải cho con đi viện
Ngoài việc theo dõi các triệu chứng nội ban và ngoại ban cùng thể trạng toàn thân, khi chăm con bị tay chân miệng, mẹ cần chú ý đến các mức độ diễn tiến của bệnh lý để xử trí hoặc cho con đi viện ngay, tránh những biến chứng không mong muốn.
Mùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh ở trẻ em bùng phát, trong đó có tay chân miệng. Giữ vệ sinh sạch sẽ là điều cơ bản và quan trọng mà bố mẹ cần phải làm để bảo vệ con yêu. Đặc biệt, cần theo dõi sát sao nếu con mắc bệnh, kịp thời nhận ra dấu hiệu nhiễm độc thần kinh, để được điều trị đúng cách, kịp thời.
Dưới đây là những chia sẻ về 4 cấp độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng từ anh Phạm Văn Đông - Giám Đốc Trung Tâm Tư Vấn Nhi Khoa tại Phòng Khám Nhi Đồng - Hà Nội, hy vọng sẽ giúp ích cho các bố mẹ.
6 cấp độ nguy hiểm này thì chỉ duy nhất cấp độ 1 mẹ được phép tự điều trị tại nhà
Cấp độ 1
- Loét miệng hoặc ban bóng nước ở chân tay hoặc mông gối, đôi khi có sốt nhẹ.
- Xử trí: chăm sóc tại nhà và theo dõi triệu chứng. Tự điều trị các ban bóng nước được.
Cấp độ 2
- Độ 2A
+ Biến chứng thần kinh, bao gồm độ 1 và bệnh sử co giật mình dưới 2 lần/30 phút, lúc khám không ghi nhận được.
+ Sốt trên 2 ngày, nhiệt độ thường trên 39 độ, lừ đừ, nôn, khó ngủ, quấy khóc vô cớ.
+ Xử trí (nhập viện): Điều trị tại bệnh viện. Chỉ cần uống thuốc và theo dõi tại viện, chưa cần truyền.
- Độ 2B_ Nhóm 1:
+ Biến chứng thần kinh nặng, bao gồm độ 1 và giật mình ghi nhận lúc khám. Giật mình >=2 lần/30 phút. Ngủ gà, nhịp nhanh: 130lần/ph.
+ Xử trí (nhập viện): Hạ sốt, dùng thuốc truyền tĩnh mạch, theo dõi dấu hiệu sinh tồn mỗi 1-3 tiếng.
- Độ 2B_ Nhóm 2:
+ Độ 1 và giật mình, kèm 1 trong các dấu hiệu sau: Sốt cao trên 39 độ, không đáp ứng với thuốc hạ sốt.
+ Mạch nhanh >150lần/phút. Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng. Rung giật nhãn cầu, lác mắt, nuốt sặc, thay đổi giọng nói.
+ Xử trí (nhập viện): Thở oxy, dùng thuốc truyền tĩnh mạch, hạ sốt, kiểm tra công thức máu, và nhiều cách thức hỗ trợ chuyên khoa sâu khác.
Cấp độ 3
- Suy hô hấp, tuần hoàn.
- Mạch nhanh >170 lần/phút.
- Vã mồ hôi, lạnh toàn thân.
- Huyết áp tăng >95 theo tuổi.
- Thở nhanh theo tuổi.
- Thở bất thường: xuất hiện cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm, khò khè, thở rít.
- Co giật.
- Rối loạn tri giác.
- Xử trí: Nhập viện điều trị tích cực, và các cách thức hỗ trợ chuyên khoa sâu.
Cấp độ 4
- Suy hô hấp, tuần hoàn nặng.
- Ngưng thở, thở nấc.
- Tím tái: Spo2 <92%.
- Phù phổi cấp.
- Sốc: không bắt được mạch, huyết áp không đo được.
- Xử trí: nhập viện điểu trị tích cực (đặt nội khí quản).
Năm nay bệnh tay chân miệng diễn biến phức tạp, nên mẹ không chủ quan khi con bị nhé, theo dõi sát và đánh giá thay đổi từng ngày để kiểm soát biến chứng.