21 sự thật thú vị không phải mẹ nào từng mang bầu cũng biết

Lam Anh,
Chia sẻ

Cùng nhìn lại xem đó là gì và bạn đã biết được bao nhiêu điều trong số những sự thật thú vị này nhé!

Nếu làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng thì mang thai là một quá trình kỳ diệu chẳng kém. Đó là khoảng thời gian đáng nhớ nhất mà mọi bà mẹ trải qua. Từ 1 hợp tử sau 40 tuần đã trở thành một em bé xinh xẻo, đáng yêu với muôn vàn những cung bậc cảm xúc.

Trước khi mang thai, hẳn rằng ông bố bà mẹ nào cũng đã tìm hiểu rất kỹ về điều này. Thế nhưng, vẫn có rất nhiều điều thú vị khác nữa mà ngay cả những người đã và đang làm mẹ cũng chưa chắc đã biết!

Nhân Ngày của mẹ, hãy cùng điểm lại một loạt các sự thật thú vị về quá trình mang thai và những khoảnh khắc đáng yêu của các em bé trong bụng mẹ nhé!

1. Mỗi em bé sinh ra là sự chiến thắng của 1 chú tinh trùng với tỉ lệ 1/40.000.000 (Trung bình 1 lần phóng tinh có thể có 40 triệu tinh trùng).

2. Tử cung bình thường có kích thước tương đương quả trứng gà, có thể tích khoảng 10ml. Tuy nhiên, đến tuần thứ 40 của thai kì thì nó có thể tích khoảng 5 lít - tương đương gấp khoảng 500 lần bình thường.

Nhân “Ngày của mẹ”, cùng nhìn lại 20 sự thật thú vị về quá trình mang thai mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 1.

Tử cung của mẹ thay đổi kinh ngạc trong quá trình mang thai.

3. Khi em bé lớn dần, đồng thời tử cung cũng to dần lên và có thể khiến mẹ cảm thấy khó thở, đau lưng, tiểu rắt, táo bón và tùy cơ địa có thể bị rạn da.

4. Trong tiếng Anh, nghén là "morning sickness", nhưng thực tế triệu chứng này xảy ra trong cả ngày, không hề liên quan đến buổi sáng.

5. Việc bụng thon hay nhọn, thèm ăn chua hay cay sẽ sinh con trai hay gái là không có cơ sở khoa học.

Nhân “Ngày của mẹ”, cùng nhìn lại 22 sự thật thú vị về quá trình mang thai mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Bụng tròn hay bụng nhọn không nói lên điều gì về giới tính thai nhi (Ảnh minh họa).

6. Các quảng cáo sữa cho em bé đều có câu: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát diện của trẻ nhỏ", bởi vì đây là nguồn cung cấp tốt nhất về thành phần dinh dưỡng, phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ và các thành phần miễn dịch cần thiết.

7. 12 tuần đầu của thai kì là thời gian hình thành các bộ phận của thai nhi và cuối tuần thứ 12 là thời gian để hoàn thành sự biệt hóa cơ quan sinh dục. Đó là lý do muốn biết thai là trai hay gái thì phải từ sau tháng thứ 3. Và trong 3 tháng đầu, nếu bồi bổ cho mẹ thì em bé cũng sẽ chưa nhận được chút dinh dưỡng nào từ đồ mẹ ăn.

8. Em bé nằm trong nước ối, uống nước ối nhưng cũng giải quyết "nỗi buồn" to lẫn nhỏ luôn ở đây.

9. Nước ối phần lớn là nước tiểu của trẻ sơ sinh khi còn trong bụng mẹ.

10. Khi ở trong bụng mẹ, phổi của em bé chưa thực hiện chức năng hô hấp. Khi ra đời, cùng với tiếng khóc đầu tiên được cất lên thì phổi sẽ bắt đầu trao đổi khí. Vì vậy, nếu em bé không khóc thì sẽ được vỗ mông để bé khóc, và kích hoạt chức năng của phổi.

11. Các cụ có câu: "Chửa cửa mả" - điều này rất đúng! Vì cơ thể người phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với các kích thích, và quá trình sinh nở cũng có nhiều biến chứng có thể xảy ra.

12. Có nhiều em bé rất quật cường, vẫn ra đời dù bố mẹ đã sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Như em bé trong ảnh dưới, mẹ em đã đặt vòng tránh thai, tỉ lệ có thai khi đặt vòng là 0.2 - 0.8% nhưng em vẫn kiên quyết chui ra và cầm theo chiếc vòng chiến lợi phẩm trên tay.

Nhân “Ngày của mẹ”, cùng nhìn lại 22 sự thật thú vị về quá trình mang thai mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Em bé Dexter Tyler (bang Alabama, Mỹ) là “kết quả” của phương đặt vòng tránh thai bị lỗi và chào đời với cân nặng 4,1kg cùng chiều dài 54,6cm.

13. Thai nhi có thể khóc trong bụng mẹ

Ngay từ trước khi chào đời, em bé đã có thể khóc. Thai nhi có khả năng này trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kì. Khi siêu âm, mẹ có thể bắt đươc những khoảnh khắc em bé đang khóc, há miệng, chán nản hay thậm chí là thở dài.

Nhân “Ngày của mẹ”, cùng nhìn lại 22 sự thật thú vị về quá trình mang thai mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 4.

Em bé có thể làm vô số trò đáng yêu ngay từ khi còn trong bụng mẹ (Ảnh minh họa).

14. Bé đã có dấu vân tay ngay từ khi còn trong bụng mẹ

Thông thường, dấu vân tay của thai nhi hình thành từ tuần thứ 10 đến 19 của thai kỳ. Và sau khi được hình thành, chúng sẽ không thay đổi cho đến cuối đời.

15. Nhau thai của mẹ bầu ở tuần thứ 40 có kích thước của một đĩa ăn lớn, với độ dày từ 2-3 cm và nặng 650gr.

16. Những tháng cuối thai kỳ, nhịp tim của mẹ có thể ảnh hưởng tới nhịp tim của thai nhi. Tim mẹ đập nhanh, tim bé cũng đập nhanh theo. Đó chính là lý do các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu nên thư giãn và giữ tinh thần thoải mái.

17. Chỉ có 5% trẻ sinh ra đúng ngày dự sinh.

18. Một đứa trẻ chưa chào đời cũng có thể cảm nhận, nếm và ngửi thức ăn mà mẹ ăn. Những yếu tố này được hấp thu bởi nước ối và chuyển đến em bé. Do vậy, sở thích ăn uống khi mang thai của mẹ bầu có thể ảnh hưởng đến sở thích của bé sau này.

19. Cứ 2.000 trẻ sơ sinh thì có một trẻ đã mọc răng ngay từ khi mới được sinh ra.

Nhân “Ngày của mẹ”, cùng nhìn lại 22 sự thật thú vị về quá trình mang thai mà có thể bạn chưa biết - Ảnh 5.

Đây là trường hợp bé Cao Hoàng Anh (Hà Nội) chào đời ngày 27/8/2017 tại BV Phụ sản Trung ương với cân nặng 3,9kg.

20. Cơ thể các bà mẹ mang thai và bà mẹ mới sinh tự động tiết sữa khi nghe thấy tiếng trẻ con khóc, ngay cả khi đó không phải em bé của họ.

21. Trong vòng 21 tuần cuối của thai kì, em bé đã bắt đầu đi “đại tiện” và “sản phẩm” của quá trình này sẽ ở trong bụng mẹ cho đến đứa trẻ ra đời.

Ngày của mẹ: "Kể tội" hàng loạt các rắc rối mà thai nhi gây ra cho mẹ và những khoảnh khắc cười chảy nước mắt - Ảnh 13.

 

Chia sẻ