20 việc làm của "bố mẹ trực thăng" khiến người khác phát hoảng
Nếu bạn nuôi dạy con theo phong cách của những "bố mẹ trực thăng", việc phải chứng kiến hành động của các ông bố bà mẹ nuôi dạy con theo phong cách tự do hẳn sẽ khiến bạn sốc nặng.
Và đây rất có thể là điều bạn sẽ nói với những con người “khác thường” đó: “Chị để con mình tự đi bộ qua ba dãy nhà để tới trường sao? Nó mới chỉ 14 tuổi thôi mà”.
Có sự khác biệt rõ ràng giữa hai phong cách làm cha mẹ này: nuôi con theo kiểu tự do và các bố mẹ trực thăng. Không có phương pháp hay phong cách nào là hoàn toàn đúng hoặc sai, chỉ có thứ phù hợp nhất và hiệu quả nhất cho mỗi gia đình mà thôi.
Cùng điểm qua 12 điều mà những bậc phụ huynh dạy con theo kiểu tự do không thể hiểu nổi ở những người nuôi con theo kiểu “nâng trứng, hứng hoa”:
1. Ngồi ở sân chơi cả ngày để trông chừng cậu nhóc 10 tuổi chơi với đám bạn. Mặc dù ở tuổi này, cậu bé hoàn toàn có thể chơi đùa một cách độc lập.
2. Chấp nhận cơn đau lưng chỉ vì theo sát con mình chơi tổ hợp khung chơi leo trèo suốt nhiều giờ đồng hồ. Trong khi thực tế nó chỉ cách mặt đất chưa đầy 1m. Hơn nữa, mặt đất lại khá an toàn.
3. Nhói lên cảm giác khó tả trong tim khi nghe con nói: “Con có thể làm được mà!”. Vậy có nghĩa là… con không cần mẹ sao?!
4. Đổ mồ hôi đầy lòng bàn tay bởi lúc nào cũng phải kè kè bên cạnh để nắm tay, kèm cặp con.
5. Chớp mắt liên tục sau quyết định cho phép con được tự do làm đồ mình thích hoặc nấu nướng gì đó. Bạn muốn thấy con vui vẻ nhưng tất cả những gì bạn tập trung vào lại chỉ là viễn cảnh về một đống lộn xộn mà bạn sẽ là người dọn dẹp.
6. Liên tục tranh luận và áp đặt con mình về việc chọn trang phục tới trường. Thời điểm con bạn có thể thoải mái mặc thứ mình muốn là khi chúng vào đại học.
7. Lo lắng khôn nguôi, ngay cả khi con bạn vừa chào đời, khi nghĩ tới việc chúng sẽ sống ra sao khi vào đại học vì không có bạn ở bên để chăm sóc.
8. Sợ hãi tột độ khi chỉ thoáng rời mắt khỏi con trong giây lát và quay lại đã không thấy con đâu. Có thể bọn trẻ vẫn đứng ngay trước mắt bạn thôi, chỉ có điều, không ở đúng chỗ mà bạn đã để con lại.
9. Luôn nghe thấy giọng nói văng vẳng trong đầu, rằng hãy bình tâm nào, đừng cuống lên, để mọi người sống với chứ. Nhưng chẳng bao giờ bạn làm được như thế.
10. Nghĩ tới việc tìm kiếm trên mạng có sản phẩm nào tương tự như xốp hơi bong bóng - loại chuyên dùng để đóng gói những thứ dễ vỡ - nhưng kích cỡ bằng người thật. Và đúng là bạn đã tìm thứ đó trên mạng, không chỉ một lần.
11. Cảm giác tim như ngừng đập trong vài giây khi nhận được cuộc điện thoại từ trường con. Bạn không thể nào ngăn mình nghĩ tới trường hợp tệ nhất: con mình liệu có bị tổn hại gì không?
12. Luôn xen vào giữa các vụ tranh chấp đồ chơi của con và bọn trẻ hàng xóm. Bạn biết, con trẻ càng học được kỹ năng giao tiếp xã hội nhưng bạn lại gần như chỉ cho con học giao tiếp bằng cách nghe lời mình.
13. Miệt mài tra Google để tìm cách xóa các vết bẩn dưới gầm ghế sau một hồi trổ tài họa sĩ của con. Bạn biết chẳng ai nhìn thấy các vết bẩn đó nhưng bạn thì biết.
14. Nhắc đi nhắc lại một yêu cầu với sự kiên trì lớn lao. "Đi giày vào con. Hãy đi giày vào. Nào, đi giày vào đi…".
15. Luôn cảm thấy tác động của lực hấp dẫn, buộc bạn phải thường xuyên tiếp xúc vật lý với con, dù bất cứ ở đâu.
16. Thường trực trên môi là tên con, bạn sẽ sẵn sàng hét lên bất cứ lúc nào nhằm đảm bảo rằng con sẽ không rời mình nửa bước.
17. Cảm thấy trào lên cơn giận với giáo viên khi nghe họ nhận xét con mình thiếu tự lập, thường hay dựa dẫm và không tự quyết định được gì.
18. Nỗi đau đớn âm ỉ, lớn dần lên trong lòng bạn khi ngồi sắp xếp lại từng món đồ của con.
19. Bị chóng mặt trong khoảnh khắc sau khi cố gắng đọc không sót một từ một chữ nào trên nhãn sau của loại thuốc mà con bạn đang dùng. Mặc dù bác sĩ đã khẳng định chắc chắn đó là loại thuốc phù hợp và an toàn cho bé.
20. Cảm giác hạnh phúc ngọt ngào khi con bạn nhờ bạn giúp chúng làm gì đó. Bởi vì bất kể chúng có lớn tới đâu, nếu con cảm thấy được chở che, bao bọc trong vòng tay bạn thì đó chính là món quà quý giá nhất với bạn.
(Nguồn: Popsugar)