20 lời khuyên giúp bé ăn uống lành mạnh trong hè

,
Chia sẻ

Dưới đây là 20 điều bạn nên làm và không nên làm để giúp bé có một bữa ăn lành mạnh và cao hơn là một cơ thể khỏe mạnh, phát triển toàn diện.

1. Khi bé biết ăn dặm, tập cho bé thói quen ăn các món ăn không cần thêm đường hoặc muối.

2. Chỉ mua những gì bé thích ăn và muốn ăn.

3. Xem xét những gì mà bé uống. Nếu bé muốn uống nước ngọt, hãy đưa cho bé nước ép hoa quả hoặc ly sinh tố thay vì nước ngọt dùng đường hóa học và phẩm màu.

4. Nói là làm. Bạn không nên nói mà để đấy trong việc tổ chức bữa ăn cho bé.

5. Học các bí quyết từ sách nấu ăn: Làm thế nào để các món ăn hấp dẫn và trở thành món khoái khẩu cho bé.

6. Nhẹ nhàng với thực phẩm khi bạn trồng hoặc mua, thậm chí khi chế biến chúng. Bé yêu sẽ cảm nhận được niềm vui, thích thú của bạn khi chuẩn bị bữa ăn cho bé. Một bữa ăn ngon không nên có sự bực tức hay cáu giận, buồn bã. Những hạt đậu, đỗ, cà chua hay củ gừng đều có thể dùng để trang trí hình thù ngộ nghĩnh trên đĩa thức ăn dành cho bé, giúp bé cảm nhận được hương vị, màu sắc của món ăn.

Cần tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ bé

7. Bữa ăn là khoảng thời gian vui vẻ, thư giãn và là khoảng thời gian mà gia đình bạn giao tiếp với nhau.

8. Thưởng thức thức ăn riêng của bạn. Ăn uống lành mạnh sẽ có cảm giác hài lòng tích cực chứ không phải là một việc làm nhảm nhí.

9. Khuyến khích trẻ đánh răng sau bữa ăn.

10. Nếu bé yêu và bạn thích những đồ ăn có chất béo cao hoặc đường cao thì thỉnh thoảng hãy tự thiết đãi bản thân và bé yêu. Một chút có thể không sao đối với bạn.

Và...

1. Đừng buồn bực, cáu gắt khi bé ăn uống không tốt. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi thói quen ăn uống cho gia đình bằng việc kiên nhẫn và thay đổi từng bước một.

2. Đừng có suy nghĩ sai lầm rằng, bạn đã khiến bé không vui khi không đưa cho bé thức ăn vặt.

Không nên cho trẻ ăn kẹo, đồ ngọt khi đói

3. Không nên để bé tin rằng, người bạn của chúng là chất béo và đường.

4. Không đưa cho bé kẹo, sô cô la, bánh ngọt khi bé buồn, mệt mỏi hoặc đói.

5. Không tự ý cho đường vào ngũ cốc, bánh ngọt hoặc nước hoa quả. Vì thực ra chúng không cần thêm đường đặc biệt khi dùng nóng.

6. Không nên nghĩ rằng, bé cần ăn nhiều hơn bé muốn. Đừng tống mọi thứ vào cổ họng bé chỉ để bé no. Bé sẽ là người quyết định có ăn nữa hay không.

7. Đừng quên lên kế hoạch ăn uống ít nhất trong một tuần. Thực phẩm mua vội vàng đôi khi không phải là lựa chọn tốt nhất.

8. Đừng quên nấu ăn cho gia đình và để bé cùng chồng bạn ăn thức ăn sẵn.

9. Để ý đến nhu cầu ăn uống của bé theo từng mùa, độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức hoạt động thể chất, cảm xúc của chúng.

10. Không được thờ ơ với các thực phẩm bé được ăn ở trường. Nên tham gia hoặc tự đứng ra tổ chức một nhóm phụ huynh giám sát các bữa ăn ở trường xem có đủ dinh dưỡng và có lành mạnh hay không.

Theo Eva
Chia sẻ