13 năm trời, cặp vợ chồng gốc Sài Gòn đi từ đau khổ đến vỡ òa để làm điều này cho con gái tự kỷ
Hơn 1 tuổi rưỡi, anh Pierre Phạm được phát hiện con bị tự kỷ, khiến việc chăm sóc răng miệng cho bé gặp vô vàn khó khăn. Nhiều năm trời, họ đã phải nghẹn ngào, đau khổ khi bé gái cứ thấy bàn chải là bé nhất quyết không đưa vào miệng.
Anh Pierre Phạm (Việt kiều Úc, quê gốc TP.HCM) kể, từ lúc Jennifer (con gái anh) được hơn 1 tuổi rưỡi, gia đình đã nhận thấy nhiều dấu hiệu bất thường. Bé không hoạt bát như các bạn cùng trang lứa, luôn tránh nhìn thẳng vào đồ vật hoặc người khác.
Bé Jennifer Phạm.
Cứ thấy bàn chải đánh răng là kháng cự
Sau đó, anh đưa bé đi kiểm tra và phát hiện con gái mắc hội chứng tự kỷ. Nuôi dạy trẻ bình đã khó, nuôi dạy trẻ tự kỷ còn khó hơn gấp nhiều lần. Anh cùng vợ đã rất kiên nhẫn dạy con làm quen với mọi thứ nhưng vẫn gặp không ít trở ngại, đặc biệt trong việc chăm sóc răng miệng.
Hành trình chăm sóc răng miệng cho bé Jennifer.
Bé không chịu cho người khác đưa bàn chải đánh răng vào miệng. Gia đình đã thử nhiều cách khác nhau nhưng không hiệu quả. Sợ tình trạng này kéo dài ảnh hưởng sẽ tạo thành thói quen xấu khó sửa dẫn đến các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khi trưởng thành, cha mẹ đã đưa bé đến một trung tâm Nha khoa quốc tế.
Cha bé kể lại hành trình nhiều năm trời chăm sóc con tự kỷ.
"Tại đây, Jennifer con tôi được khám và điều trị bởi chính Tổng Giám đốc của phòng khám. Bằng kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và sự tận tâm của mình, bác sĩ Andrew đã giúp bé làm quen dần với việc chăm sóc răng miệng, lên kế hoạch và hướng dẫn cho mẹ của bé các bước chăm sóc tại nhà để giúp bé hiểu rằng sức khỏe răng miệng là hết sức quan trọng và phải luôn giữ gìn nó thật sạch sẽ" – người cha kể.
Từ đó cứ theo định kỳ, bé được gia đình đưa đến trung tâm này trong suốt nhiều năm. Cha mẹ của Jennifer rất sẵn lòng làm những kiểm tra cần thiết cho bé, vì họ hiểu được rằng điều này sẽ giúp ích cho con gái về lâu dài khi bé không thể tự chăm sóc cho mình như người khác.
Mỗi lần Jennifer kháng cự khi gặp bàn chải đánh răng là một lần cha mẹ bé lo lắng.
Tuy nhiên vài năm trở lại đây khi Jennifer lớn dần, việc kiểm tra răng ngày càng khó khăn hơn. Cô bé 15 tuổi có khuynh hướng kháng cự tiếp xúc với người khác và không cho bác sĩ kiểm tra sâu bên trong khoang miệng. Điều này khiến các nhân viên y tế và cha mẹ buộc phải tạm ngừng việc kiểm tra răng định kỳ cho bé.
Jennifer 15 tuổi, việc chăm sóc răng miệng cho con gần như không thể thực hiện được với vợ chồng anh Pierre Phạm.
"Cũng như những trẻ tự kỷ khác, Jennifer thường bị sợ hãi, bất an và không muốn tiếp xúc với người lạ. Càng lớn thì càng khó tiếp cận và chăm sóc răng miệng cho cô bé và một vài năm trở lại đây thì hoàn toàn không thể thực hiện được.
Với độ tuổi của Jennifer, làm thế nào để bé hiểu được các thủ tục khám bệnh và bình tĩnh khi làm xét nghiệm máu chính là thử thách lớn nhất. Sự "quá tải" về mặt cảm xúc trước môi trường lạ, mùi thuốc sát trùng, tiếng ồn, dụng cụ sắc bén, những người lạ đeo khẩu trang và đặc biệt là cảm giác không biết điều gì sẽ diễn ra với mình sẽ khiến các bé rất khó kiềm chế được bản thân" - bác sĩ Andrew, người trực tiếp điều trị cho bé gái chia sẻ.
Buổi chăm sóc răng "cân não" đến niềm hạnh phúc vỡ òa
Tình trạng "chống đối" kéo dài với việc vệ sinh răng miệng sẽ gây nhiều bất lợi cho Jennifer. Nhất là khi bé không biểu hiện cảm xúc bên ngoài nên rất khó để nhận biết em đang đau răng hay gặp khó chịu về răng miệng.
Nhận thấy nguy cơ này, sau khi thống nhất với gia đình bệnh nhi, trung tâm nha khoa W. đã hợp tác với một bệnh viện (BV) quốc tế ở quận Bình Tân để tiến hành gây mê trong phòng mổ trước khi kiểm tra tổng quát và vệ sinh răng miệng cho Jennifer.
Người cha vất vả dìu con vào phòng để các bác sĩ tiến hành chăm sóc răng cho bé.
Việc thực hiện các thủ tục khám bệnh và xét nghiệm máu trước khi vào phòng mổ khá khó khăn do bé rất sợ người lạ. Giúp bé giảm bớt cảm giác lo âu, sợ hãi chính là thử thách lớn nhất của các y bác sĩ.
Dù vậy, bằng chuyên môn và sự quan tâm, săn sóc nhẹ nhàng với cô bé, buổi gây mê và kiểm tra tổng quát đã diễn ra tốt đẹp.
Ekip điều trị kiên trì xua đi nỗi sợ hãi của bé.
"Đối với chúng ta việc làm sạch răng rất đơn giản và dễ dàng, nhưng đối với Jennifer đây thực sự là một cơ hội để giúp bé ngăn chặn các vấn đề răng miệng trong tương lai. Chúng tôi cũng rất vui vì kết quả kiểm tra răng của cháu khá tốt" – thành viên ekip vệ sinh răng cho bé vui mừng nói.
Sau giây phút khó khăn, việc can thiệp cũng được hoàn thành.
Nhưng người hạnh phúc đến vỡ òa là cha mẹ của Jennifer.
"Vợ chồng tôi thật sự rất vui và an tâm khi kết quả kiểm tra cho thấy sức khỏe răng miệng của bé khá tốt. Cả hai nơi chăm sóc cho bé đều là địa chỉ y tế uy tín, gia đình hoàn toàn hài lòng với chất lượng dịch vụ mà mình nhận được.
Tôi muốn gửi lời khuyên đến các bậc phụ huynh có con bị tự kỷ hãy quan tâm chăm sóc răng miệng cho con nhiều hơn. Thường thì các phụ huynh sẽ cảm thấy việc kiểm tra này là không quan trọng hoặc thậm chí không hề quan tâm suy nghĩ đến. Nhưng thực tế kiểm tra răng miệng tổng quát định kì rất cần thiết cho trẻ tự kỷ, góp phần giúp trẻ phát triển bình thường và khỏe mạnh" – anh Pierre Phạm tâm sự.
Nụ cười đã trở lại trên môi cô bé Jennifer.
Qua trường hợp của Jennifer, bác sĩ Andrew đưa ra lời khuyên dành cho các bậc phu huynh có con mắc bệnh tự kỷ là hãy tập cho con thói quen chăm sóc răng miệng từ sớm và luôn theo sát tình trạng của bé.
Bác sĩ khuyên các cha mẹ nên tập cho trẻ tự kỷ cách chăm sóc răng miệng từ sớm.
"Bạn phải tìm một nha sĩ uy tín và nhờ họ tư vấn chương trình chăm sóc răng tại nhà phù hợp cho trẻ. Dạy trẻ thói quen ăn uống lành mạnh và chải răng hàng ngày. Và nếu trẻ được kiểm tra từ sớm, chúng ta sẽ có thể xác định các vấn đề ngay từ ban đầu và ngăn chúng trở nên nghiêm trọng hơn.
Đối với những đứa trẻ cần sự chăm sóc đặc biệt như Jennifer, những gì chúng tôi xem xét không chỉ là sức khỏe nướu hoặc sâu răng mà còn là tình trạng mọc răng khôn. Chúng tôi không muốn những vấn đề của Jennifer bị lơ là không phát hiện một thời gian dài.. Giữ gìn và chăm sóc răng miệng cho trẻ tự kỷ hoàn toàn là điều có thể nếu kết hợp đủ các yếu tố chuẩn bị và sự hỗ trợ từ chuyên gia nha khoa" – bác sĩ nói.