12 cách hay ho làm dịu cơn mè nheo của trẻ mà không cần thiết bị điện tử

Huyền Nguyễn,
Chia sẻ

Khi con bạn chuẩn bị bùng phát một cơn giận dỗi, mè nheo, hãy kiềm chế để không lập tức đưa cho bé chiếc iPad – công cụ xoa dịu hữu ích chưa từng có.

Mọi phụ huynh nên tìm cách khác tốt hơn để xử lý mâu thuẫn thay vì “ném” cho con bạn một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng khi trẻ buồn giận, mè nheo. Tuy nhiên, trên thực tế, đôi khi thiết bị điện tử là thứ duy nhất có hiệu quả.

Cùng tham khảo 12 ý tưởng sau đây, để chuẩn bị cho những trận mè nheo, giận dỗi của trẻ trước khi phải viện tới cứu cánh cuối cùng là thiết bị công nghệ!

1. Đồng cảm với trẻ

Thay vì cố gắng xử lý tình huống hay nói với trẻ lý do tại sao trẻ đã sai, cha mẹ chỉ cần xác định rõ cảm xúc mà con đang có rồi phản hồi lại theo cách cảm thông. Hãy cho con cơ hội để cảm thấy rằng bạn đang lắng nghe con. Bạn không cần phải cho bé kẹo, nhưng bạn nhất thiết nên cho trẻ sự thấu hiểu và cảm thông của mình.

2. Đánh lạc hướng

“Oa, kia là xe cứu hoả thang đôi phải không con?”, “Con có thích đôi giày của bạn kia không?”, “Điều lạ lùng nhất đã xảy ra ở trường con hôm nay là gì thế?”…

Trẻ mè nheo

3. Thỏa thuận

"Nếu con có thể tự thu xếp, mẹ hứa sẽ không nổi cáu”. Trẻ trên 3 tuổi thường bị xao nhãng và bị cuốn hút bởi ý tưởng người lớn cũng đang trải qua thời điểm khó khăn. “Nếu con có thể giữ bình tĩnh lúc này, mẹ sẽ dành cho con 15 phút hoàn toàn chú ý đến con mà thôi, ngay khi chúng ta về nhà. Ngay cả khi lúc đó, con vẫn muốn nổi giận”.

4. Gợi ý một trò chơi

Nếu bạn có một trò chơi mà trẻ thích, như ai có thể đưa đầu lưỡi lên gần mũi hơn, hãy thử bắt đầu chơi. Trò chơi luôn là động lực lớn đối với trẻ và cha mẹ chắc chắn là người mà bé thích chơi cùng bất cứ lúc nào.

5. Nói nhỏ hơn

Trẻ càng trở nên buồn giận và ầm ĩ bao nhiêu, bạn càng phải tỏ ra bình tĩnh và im lặng bấy nhiêu. Bạn có thể phải ghé sát tai bé để thì thầm với con. Phần lớn trẻ em, một cách vô thức, sẽ điều chỉnh âm lượng để phù hợp với chúng ta. Do đó, hãy nói nhỏ đi và nói điều gì đó thú vị rồi quan sát xem bé có bình tâm hơn một chút để nghe bạn không.

6. Nhắc lại những điều mà con đã làm tốt

Trừng phạt con cái khi trẻ bùng phát cơn giận dỗi, mè nheo quả thực có sức cám dỗ với nhiều phụ huynh. Thay vì nói với con không nên cảm thấy thế nào, không nên hành động ra sao trong hoàn cảnh đó, hãy tìm ra điều gì đó mà trẻ làm tốt – “Mẹ tự hào vì con đã biết cách dùng từ diễn đạt ý muốn của mình” hay “Con đang nói cho mẹ biết con cảm thấy thế nào” - để xem liệu bạn có thu hút được sự chú ý của trẻ không.

7. Đề nghị lựa chọn

Nếu con bạn hoạt ngôn, hãy đề nghị 3 điều có thể giúp trẻ xử lý tình huống ngay lúc đó. 1 là thứ mà bạn đã kiên quyết nói “không”, nhưng 1 trong 2 thứ còn lại có thể sẽ được bạn chấp thuận. Và nếu trẻ đồng ý đưa ra lựa chọn, hãy khen ngợi trẻ vì đã tích cực muốn giải quyết vấn đề.

8. Hãy hát lên

Một số trẻ đáp ứng tốt với âm nhạc. Hãy mang theo một danh sách các bản nhạc yêu thích của trẻ và thậm chí ngay giữa một cơn giận dỗi, mè nheo, bạn hãy cảm thấy thoải mái để bật nhạc lên. Không quá to, bạn muốn trẻ bình tĩnh và im lặng để nghe bài hát rõ hơn. Hát theo nếu trẻ thích bạn làm thế và hãy sẵn sàng để khiêu vũ!

9. Nhặt lấy một chiếc gối

Ôm, vặn vẹo, thậm chí đấm vào gối có thể giúp một đứa trẻ chuyển hướng một phần cơn giận của mình mà không làm tổn thương ai.

Trẻ mè nheo

10. Chạy

Đúng vậy, hãy thử thách trẻ bằng một cuộc đua. Trẻ chắc chắn sẽ ngạc nhiên nhưng đây là cơ hội tốt để dạy trẻ ý nghĩa của việc rèn luyện thân thể sẽ giúp chúng ta thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn như thế nào.

11. Ôm con

Nếu trẻ không vùng vằng tay chân hay chỉ la hét mà không đấm đá, hãy thử xem liệu một cái ôm vỗ về của bạn có giúp trẻ bình tĩnh trở lại không. Nhiều phụ huynh đã thành công khi áp dụng cách này - bọn trẻ không chỉ giải tỏa một phần căng thẳng mà bản thân cha mẹ cũng dịu đi nhiều.

12. Để trẻ tự trải nghiệm

Giận dỗi không phải là tận thế. Chúng rồi cũng đến lúc chấm dứt. Vì vậy, nếu có thể chịu đựng, hãy để trẻ trải qua chuyện đó và đừng can thiệp gì. Tất nhiên, đảm bảo trẻ an toàn về mặt thân thể nhưng đừng cảm thấy mình lúc nào cũng phải xử lý mọi cơn giận dỗi của con. Sau khi hạ nhiệt, hãy xoa dịu con bạn bằng một cái ôm nhẹ hoặc một vài lời hỏi han ân cần. Điều này giúp trẻ nhận ra, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình và trẻ cũng sẽ học cách làm được như thế.
Chia sẻ