10 sản phẩm làm đẹp sẽ tốt hơn nếu được bảo quản trong tủ lạnh
Bạn có biết rằng có một số loại mỹ phẩm hay sản phẩm chăm sóc sắc đẹp nên được bảo quản trong... trong tủ lạnh thay vì trên bàn trang điểm?
Có thể bạn còn hơi băn khoăn về điều này nhưng thực tế là có rất nhiều loại mỹ phẩm được nhà cung cấp khuyến khích bảo quản trong tủ lạnh nếu bạn không thường xuyên sử dụng. Ngoài mục đích bảo quản, chúng còn đem lại cảm giác sảng khoái cho chúng ta, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức của mùa hè.
Giống như việc không nên để loại sữa uống yêu thích của chúng ta ở bên ngoài giá đồ mặc cho ánh nắng trực tiếp hay nhiệt độ cao, bạn cũng không nên làm thế với một số loại mỹ phẩm dù đó là trong tủ đồ phòng tắm để tiện cho việc sử dụng. Và câu hỏi đặt ra ở đây là loại mỹ phẩm nào cần được bảo quản lạnh? Bác sĩ da liễu đến từ New York: Debra Jaliman, tác giả cuốn sách “Skin Rules: Trade Secrets From a Top Dermatologist” sẽ cho chúng ta biết top 10 mỹ phẩm ở đây là những loại nào.
1. Gel & Kem dưỡng mắt
Rất nhiều người thức dậy với đôi mắt sưng húp do các chất lỏng dư thừa dưới các mô xung quanh mắt bị dồn xuống phần trũng của mắt trong khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sử dụng bữa tối có nhiều muối mặn. Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng này vào buổi sáng là sử dụng kem hoặc gel dưỡng vùng mắt đã được bảo quản trong tủ lạnh trước đó. Khi gặp lạnh, các mạnh máu quanh khu vực mắt sẽ co lại và giảm sưng rất hiệu quả.
2. Kem chống ngứa
Cơ thể bạn không thể cùng một lúc cảm thấy cả lạnh và ngứa. Vì vậy, khi da bạn bị ngứa do côn trùng đốt, hãy nghĩ ngay đến việc bôi thứ gì đó lạnh lên vết ngứa, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, mát lạnh và giảm hẳn ngứa.
3. Kem chống nắng
Cuối mùa hè, nếu lọ kem chống nắng của bạn vẫn còn hoặc bạn chưa có nhu cầu sử dụng đến (cả dạng bôi hay dạng xịt) và vẫn muốn giữ chúng đến mùa năm sau, hãy để lọ kem trong tủ lạnh. Bởi ở ngoài nhiệt độ thường sẽ làm giảm hiệu quả của chất chống nắng SPF, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ không giúp bảo vệ làn da của bạn một cách tối ưu nhất cho những lần sử dụng sau.
4. Sơn móng tay
Ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao có thể tác động không tốt đến các thành phần công thức trong lọ sơn móng tay khiến nước sơn bị đặc lại và thỉnh thoảng còn bị đổi màu. Việc bảo quản lọ sơn móng tay trong tủ lạnh sẽ hạn chế tốt vấn đề đông đặc và vẫn giữ được màu sắc thật sự của nó.
5. Nước hoa
Nếu bạn chỉ đơn thuần cất giữ lọ nước hoa trong tủ quần áo hay để nó bị tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, các hóa chất trong nước hoa sẽ dần bị biến đổi và sẽ khiến cho lọ nước hoa với hương thơm tuyệt vời của bạn trở thành mùi hương khác lạ hẳn so với ban đầu.
6. Các sản phẩm trị mụn
Nếu như bác sĩ da liễu của bạn kê đơn cho bạn với một toa thuốc trị bất kì loại mụn trứng cá nào, ví dụ như Clindamycin hay Tri-mula, hãy kiểm tra kĩ nhãn mác để xem loại sản phẩm trị mụn này có cần phải bảo quản trong tủ lạnh hay không. Thành phần công thức trong toa thuốc sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi nếu không được bảo quản đúng cách.
7. Son môi
Với những thỏi son môi bạn sử dụng hàng ngày thì không cần giữ lạnh, nhưng với những loại son bóng bạn tạm thời ngưng sử dụng, nếu không muốn tạm biệt chúng sớm, bạn hãy bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ cho chúng. Còn không, nhiệt độ cao sẽ phá hỏng các thành phần hóa học bên trong và khiến nó sớm bị phân hủy theo thời gian, để lại một màu son không hề giống với màu son ban đầu.
8. Đồ trang điểm dạng lỏng
Là tất cả các món đồ trang điểm từ kem nền cho đến mascara, hay cả bút kẻ mắt dạng lỏng, cả thảy đều có hạn sử dụng ngay sau khi mở. Nếu bạn còn muốn sử dụng chúng lâu dài, cách nhanh gọn nhất là bỏ vô tủ lạnh. Cách làm này cũng có thể áp dụng tương tự cả với những sản phẩm chưa được mở sử dụng.
9. Lô hội
Có thể hiện giờ bạn đang sử dụng lô hội để khắc phục làn da bị cháy nắng. Nếu bạn giữ lạnh trước khi bôi lên khu vực bị cháy nắng, làn da của bạn sẽ không còn cảm giác rát, ngứa hay khó chịu khủng khiếp đi cùng với việc làn da mỏng manh của bạn bị thiêu đốt dưới nắng hè.
10. Các sản phẩm làm đẹp có chiết xuất từ tự nhiên
Kể từ khi xuất hiện các sản phẩm được quảng cáo là sản phẩm hữu cơ, chiết xuất từ tự nhiên, an toàn và không chứa chất bảo quản như paraben, sunfat…v..v.. thì cách tốt nhất để bảo quản chúng được lâu dài và tránh bị hỏng là để trong tủ lạnh. Cách làm này, không những kéo dài thời gian sử dụng, mà còn tránh khỏi sử sinh sôi của các vi khuẩn có hại.
Giống như việc không nên để loại sữa uống yêu thích của chúng ta ở bên ngoài giá đồ mặc cho ánh nắng trực tiếp hay nhiệt độ cao, bạn cũng không nên làm thế với một số loại mỹ phẩm dù đó là trong tủ đồ phòng tắm để tiện cho việc sử dụng. Và câu hỏi đặt ra ở đây là loại mỹ phẩm nào cần được bảo quản lạnh? Bác sĩ da liễu đến từ New York: Debra Jaliman, tác giả cuốn sách “Skin Rules: Trade Secrets From a Top Dermatologist” sẽ cho chúng ta biết top 10 mỹ phẩm ở đây là những loại nào.
1. Gel & Kem dưỡng mắt
Rất nhiều người thức dậy với đôi mắt sưng húp do các chất lỏng dư thừa dưới các mô xung quanh mắt bị dồn xuống phần trũng của mắt trong khi ngủ, đặc biệt nếu bạn sử dụng bữa tối có nhiều muối mặn. Cách nhanh nhất để cải thiện tình trạng này vào buổi sáng là sử dụng kem hoặc gel dưỡng vùng mắt đã được bảo quản trong tủ lạnh trước đó. Khi gặp lạnh, các mạnh máu quanh khu vực mắt sẽ co lại và giảm sưng rất hiệu quả.
Cơ thể bạn không thể cùng một lúc cảm thấy cả lạnh và ngứa. Vì vậy, khi da bạn bị ngứa do côn trùng đốt, hãy nghĩ ngay đến việc bôi thứ gì đó lạnh lên vết ngứa, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu, mát lạnh và giảm hẳn ngứa.
3. Kem chống nắng
Cuối mùa hè, nếu lọ kem chống nắng của bạn vẫn còn hoặc bạn chưa có nhu cầu sử dụng đến (cả dạng bôi hay dạng xịt) và vẫn muốn giữ chúng đến mùa năm sau, hãy để lọ kem trong tủ lạnh. Bởi ở ngoài nhiệt độ thường sẽ làm giảm hiệu quả của chất chống nắng SPF, điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ không giúp bảo vệ làn da của bạn một cách tối ưu nhất cho những lần sử dụng sau.
Ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao có thể tác động không tốt đến các thành phần công thức trong lọ sơn móng tay khiến nước sơn bị đặc lại và thỉnh thoảng còn bị đổi màu. Việc bảo quản lọ sơn móng tay trong tủ lạnh sẽ hạn chế tốt vấn đề đông đặc và vẫn giữ được màu sắc thật sự của nó.
5. Nước hoa
Nếu bạn chỉ đơn thuần cất giữ lọ nước hoa trong tủ quần áo hay để nó bị tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao, các hóa chất trong nước hoa sẽ dần bị biến đổi và sẽ khiến cho lọ nước hoa với hương thơm tuyệt vời của bạn trở thành mùi hương khác lạ hẳn so với ban đầu.
Nếu như bác sĩ da liễu của bạn kê đơn cho bạn với một toa thuốc trị bất kì loại mụn trứng cá nào, ví dụ như Clindamycin hay Tri-mula, hãy kiểm tra kĩ nhãn mác để xem loại sản phẩm trị mụn này có cần phải bảo quản trong tủ lạnh hay không. Thành phần công thức trong toa thuốc sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi nếu không được bảo quản đúng cách.
7. Son môi
Với những thỏi son môi bạn sử dụng hàng ngày thì không cần giữ lạnh, nhưng với những loại son bóng bạn tạm thời ngưng sử dụng, nếu không muốn tạm biệt chúng sớm, bạn hãy bảo quản trong tủ lạnh để kéo dài tuổi thọ cho chúng. Còn không, nhiệt độ cao sẽ phá hỏng các thành phần hóa học bên trong và khiến nó sớm bị phân hủy theo thời gian, để lại một màu son không hề giống với màu son ban đầu.
Là tất cả các món đồ trang điểm từ kem nền cho đến mascara, hay cả bút kẻ mắt dạng lỏng, cả thảy đều có hạn sử dụng ngay sau khi mở. Nếu bạn còn muốn sử dụng chúng lâu dài, cách nhanh gọn nhất là bỏ vô tủ lạnh. Cách làm này cũng có thể áp dụng tương tự cả với những sản phẩm chưa được mở sử dụng.
9. Lô hội
Có thể hiện giờ bạn đang sử dụng lô hội để khắc phục làn da bị cháy nắng. Nếu bạn giữ lạnh trước khi bôi lên khu vực bị cháy nắng, làn da của bạn sẽ không còn cảm giác rát, ngứa hay khó chịu khủng khiếp đi cùng với việc làn da mỏng manh của bạn bị thiêu đốt dưới nắng hè.
Kể từ khi xuất hiện các sản phẩm được quảng cáo là sản phẩm hữu cơ, chiết xuất từ tự nhiên, an toàn và không chứa chất bảo quản như paraben, sunfat…v..v.. thì cách tốt nhất để bảo quản chúng được lâu dài và tránh bị hỏng là để trong tủ lạnh. Cách làm này, không những kéo dài thời gian sử dụng, mà còn tránh khỏi sử sinh sôi của các vi khuẩn có hại.