10 nguyên tắc nền tảng giúp cha mẹ Do Thái nuôi dạy con thành thiên tài
Tổng quan những nguyên tắc nuôi dạy con của cha mẹ Do Thái dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu vì sao dân tộc này có nhiều người kiệt xuất đến vậy.
Người Do Thái nổi tiếng là dân tộc có chỉ số thông minh cao nhất thế giới. Bên cạnh yếu tố di truyền, một nguyên nhân quan trọng không kém giúp người Do Thái đạt được trí thông minh tuyệt vời như vậy chính là phương pháp nuôi dạy trẻ đặc biệt của cha mẹ Do Thái.
Những phương pháp họ áp dụng không dựa trên các ấn phẩm khoa học tâm lý hay các diễn đàn làm cha mẹ mà dựa trên 10 nguyên tác cơ bản và quan trọng sau:
1. Khuyến khích tính độc lập
Trong gia đình bình thường, các bậc phụ huynh thường cho rằng trẻ nhỏ sẽ gặt hái được thành công trong cuộc sống nếu bản thân họ tin rằng con trẻ có thể làm mọi thứ. Tuy nhiên trong gia đình người Do Thái, cha mẹ tin rằng quan trọng là con trẻ cần tin tưởng bản thân trẻ có thể tự mình làm được mọi thứ.
Trong các quán ăn nhanh của người Israel, những đứa trẻ một tuổi tự mình ăn bít-tết là hình ảnh thường thấy. Đó là bởi vì trẻ được phép tự làm mọi thứ từ khi còn rất nhỏ, miễn là trẻ có thể làm được.
2. Vạn sự khởi đầu nan
Để khuyến khích tính độc lập của trẻ, cha mẹ người Do Thái thường rất coi trọng việc nhận thức và cổ vũ nỗ lực của trẻ. Một khi trẻ bắt đầu một sở thích mới, dù ở bất kỳ độ tuổi nào, cha mẹ cũng sẽ luôn ủng hộ và khuyến khích.
Nếu mọi việc không phát triển theo ý muốn, các bậc tiền bối trong gia đình thường nói “Kol haschalot kashot”, có nghĩa là “Vạn sự khởi đầu nan.”
3. Lòng tin là phần thưởng giá trị nhất
Cha mẹ nên thưởng cho những nỗ lực của trẻ như thế nào? Không phải thường bằng kẹo, đó là điều chắc chắn. Trong gia đình người Do Thái, trẻ nhỏ được “thưởng” bằng lòng tin của cha mẹ. Nếu trẻ được cha mẹ hoàn toàn tin tưởng có khả năng tự làm được việc, với đứa trẻ lòng tin đó chính là lời khen ngợi vì trẻ đã làm tốt việc được giao.
4. Ngoại hình không quyết định tất cả
Nếu một bà mẹ châu Âu nhìn thấy bề ngoài một đứa trẻ người Do Thái đang chơi đùa ngoài trời, bà mẹ này có thể sẽ sửng sốt. Quần áo trẻ thường lấm lem bùn, ngón tay dính đất, đầu gối đầy bụi và vài cúc áo thậm chí còn bị đứt.
Thực tế là cha mẹ mất khá nhiều công sức và thời gian để giữ quần áo trẻ luôn gọn gang, sạch đẹp khi trẻ chơi ngoài trời. Cha mẹ người Do Thái cho rằng việc làm ấy hoàn toàn không có giá trị đối với sự tăng trưởng về thể chất và phát triển về tinh thần của trẻ. Bản thân trẻ nhỏ Do Thái dường như cũng không quan tâm đến bề ngoài của bản thân.
5. Chấp nhận sự bừa bộn
Trẻ em Do Thái thường “chơi” trong những đống lộn xộn mà cha mẹ chẳng mấy bận tâm. Đó là bởi họ hiểu rằng bản tính của trẻ nhỏ rất bừa bộn, trẻ làm rơi mọi thứ và làm đổ mọi thứ xung quanh.
Đó là lý do vì sao cha mẹ Do Thái cho phép trẻ sống thật thoải mái theo bản năng của trẻ. Thay vì càu nhàu, mắng mỏ, họ để trẻ được chơi bừa bộn. Đồng thời, trong quá trình trẻ lớn lên, họ sẽ giải thích và rèn dần cho trẻ thói quen giữ gìn mọi thứ gọn gàng, ngăn nắp.
6. Năng lượng cần được tiêu hao
Các bậc phụ huynh khác dường như rất mệt mỏi khi theo dõi các hoạt động của trẻ em người Do Thái. Trẻ chạy nhảy suốt ngày trời, và không bị ai nói những lời như: “Đừng có trèo lên đó!”, “Đừng động vào cái này!” hay “Đừng nghịch nữa!”
Cha mẹ của những đứa trẻ năng động đó biết được tầm quan trọng của việc cho phép năng lượng của trẻ được tiêu tốn chừng. Nhờ đó, khi trưởng thành trẻ sẽ trở nên tự tin hơn và kiên định hơn trong mọi nỗ lực của bản thân.
7. Tự do một cách khôn ngoan
Quả thực, trẻ em Do Thái được phép làm rất nhiều thứ. Thậm chí những nét vẽ nghuệch ngoạc trên tường có thể được đánh giá là dấu hiệu cho tiềm năng nghệ thuật của một họa sĩ tài ba.
Tuy nhiên, chúng vẫn không được phép vượt quá một giới hạn nhất định: thiếu tôn trọng đối với gia đình. Trẻ sẽ chỉ nhận được ánh mắt chỉ trích nếu chẳng may nhuộm con mèo màu hồng, nhưng sẽ nhận được hình phạt nghiêm khắc nếu xúc phạm cha mẹ.
8. Cha là người dẫn đường và mẹ là người chỉ lối
Tôn trọng cha mẹ là điều trẻ em Do Thái được dạy từ khi còn rất nhỏ. Mọi đứa trẻ đều nhận thức được rằng cha mẹ là người dẫn đường và mọi việc trẻ làm đều không quan trọng bằng.
Như vậy, trẻ không bao giờ phụ thuộc vào cha mẹ, chúng sẽ nỗ lực để tự mình đạt được thành công.
9. Trẻ biết tự kiểm soát bản thân
Trong gia đình người Do Thái, cha mẹ không phạt trẻ bằng cách lấy khỏi trẻ thứ gì đó. Thay vào đó, họ đặt ra một vài quy tắc nhất định khiến trẻ phải tự điều chỉnh hành vi của bản thân. Vì vậy, tư duy của trẻ không gói gọn trong sự nghiêm khắc hay những hình phạt của cha mẹ, mà trẻ học được cách điều chỉnh bản thân theo hướng tốt hơn.
Cậu bé người Do Thái không đổ nước hoa của mẹ lên chú chó poodle nhà hàng xóm không phải vì sợ bị phạt, mà vì cậu bé biết thay vì phải mua lọ nước hoa mới vào ngày hôm sau, mẹ còn phải dành tiền mua thức ăn.
10. Mọi thứ đều được cha mẹ chú ý
Các nhà tâm lý học hiện đại khuyến cáo phụ huynh không nên khen ngợi trẻ chỉ với những nét vẽ nghuệch ngoạc để khuyến khích sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên cha mẹ người Do Thái tin rằng mọi thành công của trẻ cần được khen ngợi.
Thậm chí nếu một đứa trẻ Do Thái mang tờ khăn giấy với những nét vẽ không hình thù đến cho người mẹ, người mẹ ấy sẽ chẳng ngần ngại nhìn ra điều đặc biệt và tự hào khoe tờ khăn giấy cho cả gia đình.
Nguồn: Brightside