10 cách giúp trẻ gắn bó với cha mẹ

Kim Dung,
Chia sẻ

Phụ huynh cần thừa nhận rằng, một ngày nào đó, trẻ sẽ rời tổ ấm và tự xây dựng cuộc sống.

10 cách giúp trẻ gắn bó với cha mẹ - Ảnh 1.

Việc dành thời gian bên nhau sẽ giúp gia đình thêm gắn kết. Ảnh minh họa.

Mặc dù hiểu rằng, trẻ cần không gian riêng, nhưng chắc chắn phụ huynh muốn giữ cho gia đình luôn đoàn kết. 10 phương pháp dưới đây sẽ giúp các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau:

Giao tiếp là nền tảng của bất kỳ mối quan hệ vững chắc nào. Cha mẹ hãy ở bên khi trẻ cần lời khuyên, hoặc chỉ đơn giản là lắng nghe các con.

Hãy thử lên lịch cho các cuộc gọi thông thường, thảo luận qua Skype. Hoặc, các thành viên trong gia đình có thể sắp xếp những buổi gặp mặt tại quán cà phê.

Đối với những khoảnh khắc hằng ngày, phụ huynh và con hãy cùng chia sẻ với nhau thông qua mạng xã hội. Cho dù thông qua Instagram, Snapchat hay Facebook, phụ huynh vẫn có thể dõi theo cuộc sống của con mình, trong khi vẫn cho trẻ không gian.

Cha mẹ hãy tạo một nhóm trò chuyện trên mạng xã hội để tất cả thành viên trong gia đình có thể thường xuyên chia sẻ với nhau. Sử dụng nhóm trò chuyện đó làm nơi chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh và video vui nhộn.

Nhiều phụ huynh đã quen với việc biết mọi thứ diễn ra trong cuộc sống của con mình. Tuy nhiên, đến một thời điểm, cha mẹ sẽ phải chống lại sự thôi thúc khi muốn gọi điện hằng ngày hoặc giải quyết tất cả các vấn đề cho con mình. Bởi, thực tế, trẻ cần không gian để phát triển và trở thành những người độc lập, tự tin.

Vì vậy, phụ huynh có thể giúp trẻ trên hành trình trưởng thành bằng cách lùi lại. Hãy cho phép con mình được phạm sai lầm và đứng lên sau mỗi lần vấp ngã. Điều đó sẽ mang lại cho trẻ sự tự tin. Bởi, trẻ sẽ biết rằng, cha mẹ tin tưởng vào khả năng của con để phát triển trong thế giới đầy cám dỗ.

10 cách giúp trẻ gắn bó với cha mẹ - Ảnh 2.

Cha mẹ cần tôn trọng sự riêng tư của trẻ. Ảnh minh hoạ.

Mỗi mối quan hệ đều là độc nhất. Có thể, trẻ là bạn thân nhất của cha mẹ. Phụ huynh cũng gọi điện cho con mình mỗi ngày. Tuy nhiên, sự thật là phụ huynh không thể mong đợi điều tương tự từ con mình. Do đó, cha mẹ hãy nói chuyện với trẻ về những gì mình muốn từ mối quan hệ với con, thay vì những gì mong đợi từ trẻ.

Trong quá trình trưởng thành, trẻ sẽ dần học cách tự điều hành cuộc sống của mình. Vì vậy, điều quan trọng là phụ huynh cần tôn trọng ranh giới và không gian cá nhân của trẻ.

Còn cách nào tốt hơn một bữa tối để tất cả thành viên gia đình quây quần bên nhau? Thức ăn có cách gắn kết mọi người lại với nhau. Đó là cách hoàn hảo để cha mẹ bắt kịp mọi thứ xảy ra trong cuộc sống của trẻ.

“Ngày hôm nay của con thế nào?”. Đó là một câu hỏi phổ biến mà các cha mẹ nên đặt ra cho trẻ sau khi trở về nhà vào cuối ngày. Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ kể về ngày của chúng, hoặc để con vẽ tranh nếu điều đó được cho là dễ dàng hơn. Phụ huynh cần bắt đầu một cuộc trò chuyện để kết nối với con mình.

Các thành viên trong gia đình có thể khám phá những điều đã diễn ra trong ngày của nhau và hãy thực sự chú ý đến những gì trẻ nói. Ngay cả khi đã ở bên trẻ cả ngày và biết chính xác những gì con làm, cha mẹ vẫn sẽ học được điều gì đó mới khi trẻ chia sẻ quan điểm về các sự kiện.

Hãy ra khỏi nhà và làm điều gì đó vui vẻ cùng nhau. Phụ huynh có thể lên kế hoạch để cả gia đình đi bộ đường dài hằng tháng hoặc chơi bi lắc trong công viên.

Tổ chức một bữa tiệc nướng vào mùa hè hoặc tham gia một chuyến đi đến công viên giải trí. Việc tổ chức những sự kiện như vậy sẽ tạo ra cảm giác đoàn kết hơn giữa các thành viên trong gia đình.

Trong trường hợp quá bận để có thể gặp con thường xuyên, phụ huynh hãy thử lên kế hoạch cho một chuyến đi xa. Dù là thư giãn trên bãi biển hay có những cuộc phiêu lưu thú vị trên núi, phụ huynh hãy mời bọn trẻ cùng tham gia.

Nếu có chút thời gian rảnh, cha mẹ hãy đề nghị giúp đỡ trẻ một số việc. Chăm sóc chó hoặc giúp cải tạo phòng sẽ là những việc cha mẹ có thể giúp trẻ.

Hành động đó sẽ giúp tình cảm giữa phụ huynh và con gắn kết hơn. Trong khi đó, trẻ cũng sẽ cảm kích trước sự hỗ trợ từ cha mẹ.

Nếu được mời, cha mẹ hãy đến sự kiện có con mình tham gia. Ví dụ, các phụ huynh hãy sẵn sàng có mặt khi con gái mình tham gia một vở nhạc kịch, hoặc con trai đang tổ chức một bữa tiệc. Nếu được mời, cha mẹ hãy cố gắng hết sức để có mặt.

Hãy là người hâm mộ số một của trẻ. Bởi, sự hỗ trợ đó luôn có ý nghĩa to lớn đối với trẻ.

Hãy tổ chức các kỳ nghỉ theo truyền thống cho gia đình. Trong trường hợp trẻ học xa nhà và không thể về, cha mẹ có thể tạo ra những truyền thống mới. Khi đó, lễ kỷ niệm có thể sẽ diễn ra vào một ngày khác hoặc thời điểm khác.

Nếu không thể ở cùng nhau vào những ngày truyền thống của gia đình, phụ huynh và con có thể mở quà và cùng trò chuyện qua video. Với một chút sáng tạo, phụ huynh hoàn toàn có thể tạo ra những truyền thống mới để gắn kết gia đình lại với nhau.

Các phụ huynh hãy cho con biết rằng, dù trẻ đi xa tới đâu hoặc gặp khó khăn ra sao, bất kể khi nào con muốn trở về, cha mẹ sẽ luôn mở rộng vòng tay chào đón. Không có gì thay thế cho cảm giác thân thuộc mà cha mẹ mang lại cho trẻ. Khi đó, trẻ sẽ tin tưởng hơn vào mối quan hệ với cha mẹ. Bởi, trẻ sẽ biết rằng, cha mẹ luôn ở bên ngay cả khi con khó khăn nhất.

Theo Ktar

Chia sẻ