1 tuần sau sinh, bà mẹ 35 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng huyết - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ khi sinh con

Kim Vi,
Chia sẻ

Sự ra đi của một bà mẹ 35 tuổi sau khi sinh con do nhiễm trùng huyết, cho thấy sự nguy hiểm của những căn bệnh mà các bà mẹ có thể mắc phải trong khi mang thai.

Lindsay Crosby - 35 tuổi sống ở Simsbury, Connecticut (Mỹ) đã tử vong một tuần sau khi sinh đứa con thứ ba do nhiễm trùng huyết trong khi mang thai. Vào ngày 24/6, Lindsay sinh đứa con trai đầu lòng là Nolan. Tám ngày sau, vào ngày 2/7 cô đã ngã bệnh và được đưa đến bệnh viện, tại đây cô được chẩn đoán là mắc bệnh nhiễm trùng huyết Steptococcus nhóm A. Chiều ngày 4/7 Lindsay đã qua đời cùng với sự chứng kiến của chồng cô là anh Evan, đứa con trai mới sinh Nolan và hai cô con gái Finlay và Sigrid.

1 tuần sau sinh, bà mẹ 35 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng huyết - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ khi sinh con - Ảnh 1.

Lindsay Crosby, 35 tuổi, đã qua đời vào ngày 4 tháng 7 sau khi bị nhiễm trùng huyết do nhiễm trùng do vi khuẩn khi sinh con. Bức ảnh cô chụp cùng với con trai mới sinh Nolan, con gái Finlay và Sigrid, và chồng Evan

Nhiễm trùng huyết Streptococcus nhóm A (GAS) là nhiễm trùng do nhóm vi khuẩn Streptococcus nhóm A (nguyên nhân của nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau) gây ra và cực kỳ khó điều trị. Nhiễm trùng huyết có thể bắt nguồn do nhiễm trùng ở bất cứ đâu trong cơ thể, chẳng hạn như viêm phổi, cúm hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi bị nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập vào mô và các cơ quan của cơ thể một cách nhanh chóng. Một khi nó bắt đầu lan rộng, các bác sĩ phải chạy đua với sự phát triển của bệnh cũng với sự kết hợp của thuốc để điều trị. Đối với một số trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân có thể được yêu cầu cắt bỏ chi và phẫu thuật để loại bỏ mô bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân nhiễm trùng GAS là từ nhóm vi khuẩn nhóm A, phổ biến nhất là các loại vi khuẩn gây ra viêm họng, sốt ban đỏ, chốc lở, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mô tế bào cellulitis. Đặc biệt là nhiễm khuẩn từ hội chứng sốc độc (từ băng vệ sinh) và "vi khuẩn ăn thịt người" (necrotizing fasciitis) được gọi là nhiễm trùng xâm lấn, một trong những bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn mà phụ nữ có nguy cơ mắc phải sau khi sinh.

Vi khuẩn Strep nhóm A sống trong mũi và cổ họng của bạn, chúng lây lan qua các giọt hơi nước bên trong không khí do ho, hắt hơi hoặc do tiếp xúc trực tiếp với chất nhầy. Các giọt nước có thể được hít vào trực tiếp nếu bạn đủ gần khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Đồng thời, những giọt nước có thể rơi xuống một vật rắn mà bạn chạm vào sau đó. Loại tiếp xúc này cũng có thể xảy ra nếu những người bị nhiễm bệnh hỉ mũi và chạm vào một vật trước khi rửa tay. Tóm lại, nếu vi khuẩn được chuyển đến tay hoặc ngón tay của bạn và bạn đặt tay lên mặt, bạn có thể bị nhiễm bệnh. Nếu như bạn có viết thương hở, vi khuẩn cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bạn thông qua đó.

Trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ nhiễm GAS khi sinh con ngày càng tăng về số lượng do vi khuẩn ngày trở nên kháng thuốc và miễn nhiễm. Tuy nhiên, các triệu chứng của việc nhiễm khuẩn thì vô cùng khó phát hiện vì trong vài ngày đầu sau khi sinh con thì phụ nữ có rất nhiều triệu chứng khác nhau. Thường thì triệu chứng của việc nhiễm khuẩn bắt đầu như những cơn cảm lạnh rồi phát triển thành cơn sốt. Một số phụ nữ thì có biểu hiện chảy máu nhiều và đây là một biểu hiện rõ ràng và thường dẫn đến việc sinh non. Một khi nhiễm trùng phát triển thành nhiễm trùng huyết thì rất khó để có thể điều trị và có đến 1/3 số bệnh nhân nhiễm trùng huyết đều tử vong.

1 tuần sau sinh, bà mẹ 35 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng huyết - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ khi sinh con - Ảnh 2.

Lindsay cùng với Evan ở Connecticut

1 tuần sau sinh, bà mẹ 35 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng huyết - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ khi sinh con - Ảnh 3.

Trước khi qua đời, Lindsay là một phụ nữ sống với trái tim tràn ngập yêu thương

1 tuần sau sinh, bà mẹ 35 tuổi đã tử vong do nhiễm trùng huyết - căn bệnh nguy hiểm với phụ nữ khi sinh con - Ảnh 4.

Một khoản quỹ đã được kêu gọi để quyên góp hỗ trợ cho gia đình Lindsay.

Sau khi Lindsay qua đời, theo khởi xướng của một nhà hảo tâm, một khoản quỹ kêu gọi đóng góp trên GoFundMe để hỗ trợ cho gia đình Lindsay trong việc chăm sóc Nolan và hai cô con gái đã được thành lập và nhận được quyên góp hơn 250 000 đô la trong vòng một tuần.

Lời tri ân của gia đình Lindsay trên GoFundMe :

"Cô ấy là một người phụ nữ sống với trái tim đầy ắp tình thương. Khi còn sống cô ấy luôn đóng vai trò quan trọng trong gia đình và tiếng cười thì luôn được hiện hữu. Cô ấy đã vượt qua rất nhiều khó khăn trước khi ra đi, nhưng chắc chắn rằng cô ấy sẽ được hạnh phúc trên thiên đàng".

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng huyết sau sinh và cách phòng tránh

Một số triệu chứng ban đầu bao gồm: đau bụng dưới, lan dần lên bụng trên, sau cùng đau khắp bụng; sốt 38 độ C, có thể kèm ớn lạnh, rét run; dịch ở vùng kín sau sinh có mùi hôi, đục; rối loạn tiểu tiện; vết khâu tầng sinh môn hoặc đường mổ thành bụng sưng đỏ, đau, chảy mủ; ấn bụng dưới thấy đau nhiều...

Trường hợp nặng, sản phụ lơ mơ, bứt rứt, vã mồ hôi, da tím, không có hoặc rất ít nước tiểu, vàng mắt và da, chảy máu không cầm được, thay đổi các dấu hiệu sinh tồn (mạch nhanh, huyết áp tụt, nồng độ oxy máu bão hòa giảm...).

Phụ nữ mang thai có thể phòng tránh bệnh này theo các cách sau:

- Trước mang thai: Khám phụ khoa và sức khỏe định kỳ, sớm điều trị ổn định các bệnh lý viêm nhiễm phụ và nội khoa (thiếu máu, tiểu đường, suy dinh dưỡng, tim mạch…).

- Trong thai kỳ: Khám thai theo quy định để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, bệnh lý thận, tăng huyết áp…

- Sau sinh: Chị em cần ăn uống đủ dinh dưỡng, không kiêng khem; vận động đi lại sớm, không nằm một chỗ và trong buồng tối. Đặc biệt, vệ sinh và giữ khô sạch vùng kín, vết khâu tầng sinh môn, đường mổ thành bụng. Có thể dùng nghệ tươi giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giảm phù nề, chống oxy hóa… để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng hậu sản.

Nguồn: Dailymail

Chia sẻ