Thứ trong bếp ngày nào bạn cũng dùng để ăn có thể chứa 2 loại vi khuẩn gây ung thư nếu không được làm sạch đúng cách

Bảo Nam,
Chia sẻ

Hàm lượng vi khuẩn trên những chiếc đũa lâu ngày không thay mới có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột, thậm chí gây tử vong.

Thứ trong bếp có thể chứa 2 loại vi khuẩn gây ung thư

7-dua-nhat-ban.jpg

Đũa là một trong những đồ dùng cần thiết trong mâm cơm, nhưng theo bác sĩ người Trung Quốc tên là Hoàng Xuân (một chuyên gia về lồng ngực và hồi sức), đũa cũ rất dễ sinh ra vi khuẩn, nhất là đũa tre. Hàm lượng vi khuẩn trên những chiếc đũa lâu ngày không thay mới còn bẩn hơn cả bệ ngồi toilet, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc viêm dạ dày ruột, thậm chí gây tử vong.

Cũng theo bác sĩ Hoàng Xuân, có rất nhiều loại vi khuẩn trên đũa, bao gồm E. coli, Salmonella, Listeria và Helicobacter pylori... Bác sĩ cho biết, nguồn vi khuẩn ở đũa đến từ khoang miệng, cặn thức ăn, vi khuẩn trong môi trường,… Đặc biệt trong môi trường ẩm ướt, tốc độ sinh sản của vi khuẩn sẽ tăng gấp đôi sau khoảng 20 phút ở những chiếc đũa chưa rửa.

Quá trình vệ sinh hàng ngày không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh, vì vậy các loại đũa sử dụng lâu ngày có thể sinh ra một số lượng lớn virus, vi khuẩn gây nguy hiểm cho người dùng.

Thứ trong bếp bẩn hơn cả bồn cầu, có thể chứa 2 loại vi khuẩn gây ung thư nhưng ngày nào bạn cũng dùng để ăn - Ảnh 2.

Quá trình vệ sinh đũa hàng ngày không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh.

Có 2 loại vi khuẩn gây ra bệnh ung thư có thể tồn tại trên một đôi đũa sử dụng lâu ngày, không được vệ sinh sạch, đó là:

- Helicobacter pylori (HP): HP có thể tồn tại ở những đôi đũa được vệ sinh không kỹ lưỡng. Loại vi khuẩn này là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư dạ dày. Chúng rất dễ lây lan, chủ yếu lây truyền qua nước bọt và các giọt bắn. Do đó, vi khuẩn HP có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc dùng chung bát đũa, ăn uống chung...

- Nấm mốc Aspergillus flavus: Những chiếc đũa gỗ dùng lâu ngày hoặc được bảo quản trong môi trường ẩm ướt có thể sản sinh ra loại nấm mốc này. Nấm mốc Aspergillus flavus tạo ra độc tố gây ung thư cực mạnh là aflatoxin. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính thì aflatoxin còn là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.

Nên sử dụng đũa như thế nào?

- Bác sĩ Hoàng Xuân cảnh báo nên rửa đũa cẩn thận, tránh để cặn thức ăn và dầu mỡ bám lại trên đũa. Không gom đũa lại thành nắm rồi rửa, cách rửa đũa này dễ khiến cặn thức ăn đọng lại trong thớ gỗ của đũa, không chỉ dễ sinh vi khuẩn mà còn có thể gây bệnh lây nhiễm chéo. Sau khi làm sạch, hãy mang chúng đi phơi khô. Cuối cùng, đặt đũa thẳng đứng vào lồng đũa. Lồng đũa cần được bảo quản ở nơi thoáng và khô ráo để tránh sản sinh nấm mốc.

- Đũa ngoài việc vệ sinh hàng ngày, chúng cũng cần được khử trùng thường xuyên. Bạn có thể cho đũa vào nồi nước đun sôi 100 độ C trong 10 phút để khử trùng. Hoặc nếu đũa được làm bằng gỗ, kim loại hoặc nhựa chịu được nhiệt độ cao thì có thể cho vào lò vi sóng trong 3 phút sau khi rửa sạch để tiệt trùng.

meo-bao-quan-dua-go-khong-bi-moc-1.jpg

Bạn có thể cho đũa vào nồi nước đun sôi 100 độ C, đun trong 10 phút để khử trùng.

- Khi sử dụng đũa, các gia đình cần quan sát xem trên bề mặt đũa có vết nấm mốc hay không. Nếu thấy xuất hiện những vết mốc, biến màu, biến dạng rõ ràng thì phải ngừng sử dụng ngay và thay thế bằng đũa mới.

- Tốt nhất bạn có thể thay thế đũa sau mỗi sáu tháng.

- Loại đũa an toàn nhất là đũa kim loại. Tuy nhiên, đũa kim loại khó sử dụng, trơn trượt, khó vệ sinh các kẽ nếu có khắc các hình họa.

- Không được cắn đũa khi ăn vì đầu đũa bị cắn sẽ tạo ra vết nứt, đây có thể là nơi tích tụ cặn bẩn, dầu mỡ và các chất bẩn khác.

Chia sẻ