Nỗi khổ của nàng dâu quê lấy chồng Hà Nội
Tôi thấy nhiều chị em cứ ao ước lấy chồng Hà Nội, được làm con dâu người Hà Nội. Còn tôi từ khi quen và lấy anh - người con trai Hà Nội chính gốc thì mới ngấm cảnh dâu quê lấy chồng Hà Nội ra sao!
Tôi là một cô gái tỉnh lẻ, tốt nghiệp Đại học tôi ở lại Hà Nội làm việc rồi quen và lấy anh - người con trai Hà Nội chính gốc. Ngày đầu tiên đưa tôi về ra mắt, anh đã bị gia đình phản đối vì “xa quá”. Đấy là từ anh dùng khi tôi vặn hỏi, nhưng theo tôi được biết thì gia đình anh không đồng ý vì không thích “dâu nhà quê”.
Vượt qua rất nhiều sóng gió trong suốt gần 4 năm yêu nhau, cuối cùng chúng tôi vẫn đến được với nhau. Tuy nhiên cũng từ đây tôi mới ngấm cảnh dâu quê lấy chồng Hà Nội. Ngày cưới, cả nhà chồng tôi đều nhất nhất cho rằng tôi thật quá may mắn khi lấy được trai Hà Nội, được làm dâu Hà Nội. Họ luôn nghĩ đó là diễm phúc lớn của tôi, thậm chí của cả gia đình tôi. Bởi thế, họ yêu cầu tôi phải biết lấy thế làm trọng, phải ăn ở sao cho "xứng tầm".
Đám cưới xong vợ chồng tôi lên kế hoạch về quê lại mặt trong khi đó không thấy nhà chồng có động tĩnh gì về việc này. Mẹ chồng tôi bảo: “Thôi, đường sá xa xôi, lúc nào tiện thì về sau cũng được”. Thế nào là xa xôi? 100km là xa ư? Thế nào là “tiện thì về sau cũng được?”. Cảm giác bị xúc phạm vì gia đình mình bị coi thường bắt đầu dâng đầy lên trong người tôi. Tuy thế, tôi vẫn nhẫn nhịn vì nghĩ vừa mới về làm dâu, nếu để xảy ra xung đột ngay cũng rất khó coi.
Tôi đá chân chồng tôi dưới gầm bàn, anh hiểu ý nên bảo bố mẹ: “Vợ chồng con đã lên kế hoạch cuối tuần này về quê lại mặt rồi. Cưới xong không lại mặt sớm thì cũng không hay”. Trước thái độ cương quyết của con trai, mẹ chồng tôi không nói gì thêm, nhưng mặt thì lộ rõ vẻ không bằng lòng. Và tất nhiên, vì không hài lòng nên nhà chồng tôi cũng chẳng chuẩn bị gì để chúng tôi về quê lại mặt. Vì thế, hai vợ chồng tôi phải tự lo liệu sắm đồ, chẳng lẽ lại về lại mặt tay không?!
Suốt mấy năm làm dâu, câu “đúng là dâu quê” trở thành nỗi ám ảnh của tôi. Ngay đám giỗ tổ đầu tiên của nhà chồng, tôi xuống bếp làm cơm cùng mẹ chồng và các cô. Khi tôi đang rán nem ở bếp thì ở ngoài sân đã nghe thấy tiếng cô chồng tôi bảo: “H (tên chồng tôi), ra ngoài gọi vợ mày vào đây cô dạy cho cách làm cỗ. Dâu quê làm sao biết làm cỗ kiểu thành phố!”. Cổ họng tôi nghẹn đắng. Tôi nào phải đứa vụng về, ở nhà tôi cũng là một đứa con gái rất đảm và khéo léo. Ở lớp đại học cũng như trên cơ quan, ai cũng khen tôi khéo tay và khen tài nấu nướng của tôi. Với tôi, nếu cô chồng muốn dạy dỗ cũng đâu cần phải mỉa mai nói những câu khó nghe như "dâu quê" với dâu thành phố. Từ bấy, tôi bị mệt mỏi triền miên trong căn nhà lúc nào cũng có định kiến với dâu quê.
Từ ngày lấy chồng, tôi cũng hạn chế về quê thăm bà ngoại vì mỗi lần vợ chồng tôi có kế hoạch về quê lên là y như rằng mẹ chồng tôi sưng mặt đến mấy ngày. Đơn giản vì bà thương con trai bà phải lặn lội đường xa. Rồi lại ấm ức với việc “bảo nó lấy vợ thành phố không lấy cứ thích đâm đầu về quê nên giờ mới khổ thế này”.
Rồi đến khi tôi mang thai, cũng vì “nàng dâu quê” mà mẹ chồng tôi mặc dù là người mẹ chồng rất tốt cũng tỏ vẻ không quan tâm đến đứa cháu hiếm hoi của bà lắm. Có lẽ một phần bà cũng muốn thể hiện với họ hàng rằng: ai bảo nó (thằng con trai duy nhất của bà) không nghe lời người lớn, giờ đi mà tự lo lấy thân cho sáng mắt ra! Thế là hai vợ chồng tôi phải tự xoay xở tất cả mọi thứ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con đầu lòng. Vất vả nhất là tôi mất ba tháng chăm con nhỏ với tất cả kiến thức làm mẹ và chăm sóc con tôi đều từ trên mạng chứ không phải học được từ mẹ chồng truyền kinh nghiệm nuôi dạy con. Đến giờ nghĩ lại, tôi cũng thấy có khi như thế lại may vì không như nhiều gia đình khác, có khi lại mâu thuẫn giữa hai thế hệ về cách chăm sóc bà đẻ và trẻ sơ sinh ấy chứ.
Hai vợ chồng trẻ chăm con nhỏ đầu lòng kể ra cũng vất vả. Mà “chồng Hà Nội” của tôi là con một được mọi người chăm sóc từ nhỏ nên việc trong nhà cũng ngô nghê lắm. Nhờ việc gì cũng phải nhắc hai ba lần anh mới thủng và làm lóng ngóng mãi. Hơn nữa anh lại đi làm nên hầu như chỉ còn tôi loay hoay với con. Bà ngoại cũng chỉ lên được một tháng đỡ đần con gái còn lại phải về chăm ông ngoại đau ốm. Nhiều lúc tôi cô đơn trong chính căn nhà này và thấm cái cảnh chờ chồng đi làm về. Trong khi bà nội thì cứ như không, hiếm hoi lắm mới vào ê a với cháu rồi lại quay ra làm cái gì đó.
Bận rộn là thế, nhưng hai vợ chồng tôi cũng luôn phải giữ ý thường xuyên hỏi han chăm sóc bà luôn. Tội nhất cho chồng tôi vì là “cậu con zai” nên cũng không muốn mang tiếng là “nó lấy vợ rồi chỉ biết rúc váy vợ rồi quên mất mẹ” nên cứ khi nào có mặt bà là anh cho mẹ con tôi ăn “quả bơ”. Khổ mẹ con tôi lắm!
Vừa rồi, con tôi cũng được 7 tháng, vợ chồng tôi bàn bạc quyết tâm về quê một lần vì từ hồi đó đến giờ chưa đưa cháu về thăm bà ngoại. Để chuẩn bị sẵn tinh thần nên chồng tôi đã tuyên bố với bà nội trước hẳn một tuần. Dù tôi không nghe ai kể lại nhưng đối chiếu với cách cư xử của bà là tôi đã chắc chắn trong nhà đã có chuyện. Chỉ có điều phận làm dâu và vì mục đích lớn nên tôi đành để bà nội “thể hiện” trong cả tuần đó. Nào là đi xa thế, khổ thân cháu chưa biết gì đã bắt nó đi xa, về đấy có gì hay ho đâu mà cứ đòi về. Hay bên ngoại ai nhớ thì đến mà trông sao cứ bắt nó phải về, đúng là các cụ phấn đấu mãi mới lên được thành phố mà thằng con trai lại đánh tụt trở lại rồi còn bắt cả đứa cháu nội trở thành gái quê nữa... Và còn nhiều câu đầy thâm thúy mà thỉnh thoảng mẹ chồng lại "tỉa" khiến tôi phải nuốt nước mắt vào trong.
Không biết sau này con tôi biết nghe, biết nói thì bà nội cháu sẽ dạy cháu những điều gì, liệu có tiêm nhiễm vào đầu cháu những hình ảnh không tốt về quê ngoại nó hay không?
Vượt qua rất nhiều sóng gió trong suốt gần 4 năm yêu nhau, cuối cùng chúng tôi vẫn đến được với nhau. Tuy nhiên cũng từ đây tôi mới ngấm cảnh dâu quê lấy chồng Hà Nội. Ngày cưới, cả nhà chồng tôi đều nhất nhất cho rằng tôi thật quá may mắn khi lấy được trai Hà Nội, được làm dâu Hà Nội. Họ luôn nghĩ đó là diễm phúc lớn của tôi, thậm chí của cả gia đình tôi. Bởi thế, họ yêu cầu tôi phải biết lấy thế làm trọng, phải ăn ở sao cho "xứng tầm".
Đám cưới xong vợ chồng tôi lên kế hoạch về quê lại mặt trong khi đó không thấy nhà chồng có động tĩnh gì về việc này. Mẹ chồng tôi bảo: “Thôi, đường sá xa xôi, lúc nào tiện thì về sau cũng được”. Thế nào là xa xôi? 100km là xa ư? Thế nào là “tiện thì về sau cũng được?”. Cảm giác bị xúc phạm vì gia đình mình bị coi thường bắt đầu dâng đầy lên trong người tôi. Tuy thế, tôi vẫn nhẫn nhịn vì nghĩ vừa mới về làm dâu, nếu để xảy ra xung đột ngay cũng rất khó coi.
Tôi đá chân chồng tôi dưới gầm bàn, anh hiểu ý nên bảo bố mẹ: “Vợ chồng con đã lên kế hoạch cuối tuần này về quê lại mặt rồi. Cưới xong không lại mặt sớm thì cũng không hay”. Trước thái độ cương quyết của con trai, mẹ chồng tôi không nói gì thêm, nhưng mặt thì lộ rõ vẻ không bằng lòng. Và tất nhiên, vì không hài lòng nên nhà chồng tôi cũng chẳng chuẩn bị gì để chúng tôi về quê lại mặt. Vì thế, hai vợ chồng tôi phải tự lo liệu sắm đồ, chẳng lẽ lại về lại mặt tay không?!
Suốt mấy năm làm dâu, câu “đúng là dâu quê” trở thành nỗi ám ảnh của tôi. Ngay đám giỗ tổ đầu tiên của nhà chồng, tôi xuống bếp làm cơm cùng mẹ chồng và các cô. Khi tôi đang rán nem ở bếp thì ở ngoài sân đã nghe thấy tiếng cô chồng tôi bảo: “H (tên chồng tôi), ra ngoài gọi vợ mày vào đây cô dạy cho cách làm cỗ. Dâu quê làm sao biết làm cỗ kiểu thành phố!”. Cổ họng tôi nghẹn đắng. Tôi nào phải đứa vụng về, ở nhà tôi cũng là một đứa con gái rất đảm và khéo léo. Ở lớp đại học cũng như trên cơ quan, ai cũng khen tôi khéo tay và khen tài nấu nướng của tôi. Với tôi, nếu cô chồng muốn dạy dỗ cũng đâu cần phải mỉa mai nói những câu khó nghe như "dâu quê" với dâu thành phố. Từ bấy, tôi bị mệt mỏi triền miên trong căn nhà lúc nào cũng có định kiến với dâu quê.
Từ ngày lấy chồng, tôi cũng hạn chế về quê thăm bà ngoại vì mỗi lần vợ chồng tôi có kế hoạch về quê lên là y như rằng mẹ chồng tôi sưng mặt đến mấy ngày. Đơn giản vì bà thương con trai bà phải lặn lội đường xa. Rồi lại ấm ức với việc “bảo nó lấy vợ thành phố không lấy cứ thích đâm đầu về quê nên giờ mới khổ thế này”.
Rồi đến khi tôi mang thai, cũng vì “nàng dâu quê” mà mẹ chồng tôi mặc dù là người mẹ chồng rất tốt cũng tỏ vẻ không quan tâm đến đứa cháu hiếm hoi của bà lắm. Có lẽ một phần bà cũng muốn thể hiện với họ hàng rằng: ai bảo nó (thằng con trai duy nhất của bà) không nghe lời người lớn, giờ đi mà tự lo lấy thân cho sáng mắt ra! Thế là hai vợ chồng tôi phải tự xoay xở tất cả mọi thứ để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa con đầu lòng. Vất vả nhất là tôi mất ba tháng chăm con nhỏ với tất cả kiến thức làm mẹ và chăm sóc con tôi đều từ trên mạng chứ không phải học được từ mẹ chồng truyền kinh nghiệm nuôi dạy con. Đến giờ nghĩ lại, tôi cũng thấy có khi như thế lại may vì không như nhiều gia đình khác, có khi lại mâu thuẫn giữa hai thế hệ về cách chăm sóc bà đẻ và trẻ sơ sinh ấy chứ.
Hai vợ chồng trẻ chăm con nhỏ đầu lòng kể ra cũng vất vả. Mà “chồng Hà Nội” của tôi là con một được mọi người chăm sóc từ nhỏ nên việc trong nhà cũng ngô nghê lắm. Nhờ việc gì cũng phải nhắc hai ba lần anh mới thủng và làm lóng ngóng mãi. Hơn nữa anh lại đi làm nên hầu như chỉ còn tôi loay hoay với con. Bà ngoại cũng chỉ lên được một tháng đỡ đần con gái còn lại phải về chăm ông ngoại đau ốm. Nhiều lúc tôi cô đơn trong chính căn nhà này và thấm cái cảnh chờ chồng đi làm về. Trong khi bà nội thì cứ như không, hiếm hoi lắm mới vào ê a với cháu rồi lại quay ra làm cái gì đó.
Bận rộn là thế, nhưng hai vợ chồng tôi cũng luôn phải giữ ý thường xuyên hỏi han chăm sóc bà luôn. Tội nhất cho chồng tôi vì là “cậu con zai” nên cũng không muốn mang tiếng là “nó lấy vợ rồi chỉ biết rúc váy vợ rồi quên mất mẹ” nên cứ khi nào có mặt bà là anh cho mẹ con tôi ăn “quả bơ”. Khổ mẹ con tôi lắm!
Vừa rồi, con tôi cũng được 7 tháng, vợ chồng tôi bàn bạc quyết tâm về quê một lần vì từ hồi đó đến giờ chưa đưa cháu về thăm bà ngoại. Để chuẩn bị sẵn tinh thần nên chồng tôi đã tuyên bố với bà nội trước hẳn một tuần. Dù tôi không nghe ai kể lại nhưng đối chiếu với cách cư xử của bà là tôi đã chắc chắn trong nhà đã có chuyện. Chỉ có điều phận làm dâu và vì mục đích lớn nên tôi đành để bà nội “thể hiện” trong cả tuần đó. Nào là đi xa thế, khổ thân cháu chưa biết gì đã bắt nó đi xa, về đấy có gì hay ho đâu mà cứ đòi về. Hay bên ngoại ai nhớ thì đến mà trông sao cứ bắt nó phải về, đúng là các cụ phấn đấu mãi mới lên được thành phố mà thằng con trai lại đánh tụt trở lại rồi còn bắt cả đứa cháu nội trở thành gái quê nữa... Và còn nhiều câu đầy thâm thúy mà thỉnh thoảng mẹ chồng lại "tỉa" khiến tôi phải nuốt nước mắt vào trong.
Không biết sau này con tôi biết nghe, biết nói thì bà nội cháu sẽ dạy cháu những điều gì, liệu có tiêm nhiễm vào đầu cháu những hình ảnh không tốt về quê ngoại nó hay không?