BÀI GỐC Nỗi khổ của nàng dâu quê lấy chồng Hà Nội

Nỗi khổ của nàng dâu quê lấy chồng Hà Nội

Tôi thấy nhiều chị em cứ ao ước lấy chồng Hà Nội, được làm con dâu người Hà Nội. Còn tôi từ khi quen và lấy anh - người con trai Hà Nội chính gốc thì mới ngấm cảnh dâu quê lấy chồng Hà Nội ra sao!

5 Chia sẻ

“Có tiếng không có miếng” khi làm dâu nhà chồng Hà Nội

,
Chia sẻ

Gắn mác dâu con Hà Nội, tôi được họ hàng và bạn bè tán dương vì gái thành phố nhỏ “vớ” được trai Hà Thành. Nhưng ít ai biết, cuộc sống gia đình nhà chồng dù ở thành phố còn quê mùa hơn nhiều so với nơi tôi sinh ra và lớn lên.

Tôi năm nay 25 tuổi và chồng tôi 28 tuổi. Chúng tôi đến với nhau do quen nhau khi cùng làm việc tại Hà Nội. Sau hơn 2 năm tìm hiểu, chúng tôi cũng quyết định tiến tới kết hôn.

Quê tôi ở thành phố Hải Phòng còn nhà anh thì ở Phú Xuyên, Hà Nội. Mặc dù hơn 1 năm làm dâu nhà chồng, tôi không phàn nàn gì về bố mẹ cũng như anh chị em nhà chồng. Tôi cũng càng không có gì chê trách chồng cả. Bản thân tôi chỉ muốn chia sẻ một chút về những ngày tháng tôi đang sống ở nhà chồng thời gian vừa rồi. Tôi chỉ muốn bố mẹ chồng tôi có suy nghĩ tích cực và hiện đại hơn một chút để các con có cuộc sống thoải mái, tiện nghi hơn.


Được gắn mác dâu con Hà Nội, tôi được họ hàng và bạn bè tán dương vì gái thành phố nhỏ “vớ” được trai Hà Thành. Nhưng ít ai biết, cuộc sống gia đình nhà chồng ở Phú Xuyên Hà Nội còn quê mùa hơn nhiều so với thành phố Hải Phòng, nơi tôi sinh ra và lớn lên.

Nhà chồng tôi theo đúng mô típ của khu vực thành thị hóa nông thôn. Nhà chồng tôi khá rộng rãi do được xây trên đất thổ cư. Bố mẹ chồng bán bớt đất vườn đi để sắm đủ tiện nghi trong gia đình và lo công ăn việc làm ổn định cho chồng tôi và em gái chồng.

Ngày cưới tôi, cả họ bên ngoại đều trầm trồ và choáng ngợp khi tận mắt thấy ngôi nhà to rộng nằm ngay cạnh con đường tấp nập. Tiện nghi trong gia đình cũng toàn là những thứ đắt tiền, hơn nhiều với gia đình nhà ngoại của tôi ở Hải Phòng. Nhưng nào họ có biết đâu, trong ngày cưới, đàn gia cầm đã được đóng kín vào chuồng. Còn đàn gia súc được di cư nhờ sang nhà hàng xóm vài hôm để…tránh đám cưới.

Lý do là bởi phía trước ngôi nhà to đẹp là vậy, sau nhà vẫn nuôi gà, bò, heo. Nhà vệ sinh vẫn theo kiểu “tự thâm tự canh”. Với tôi, tôi hoảng hồn nhất là mỗi lần phải đi vệ sinh. Nhà chồng tôi xây nhà tiêu để tích trữ phân bón ruộng. Tôi phải cố gắng hoàn tất công việc sinh lý tự nhiên thật nhanh để thoát khỏi cái nóng, hôi và bức bối trong cái lều nhà xí đó. Tôi đã phải mất hơn hai tháng để tập thói quen vệ sinh riêng vào đúng giờ hành chính. Bởi nơi đó, tôi cảm thấy thoải mái với không gian sạch sẽ.

Nhiều lần, tôi xúi chồng góp ý với bố mẹ chồng xây một nhà vệ sinh tự ngoại thật khang trang, sạch sẽ để đảm vệ sinh. Nhưng lần nào thấy chồng tôi đề xuất, bố mẹ chồng tôi đều gạt đi. Thậm chí chồng tôi còn bảo mọi chi phí xây sửa sẽ do hai vợ chồng tôi tự chịu. Thế nhưng, bố mẹ chồng nhất quyết không nghe vì bảo chưa cần thiết và bất tiện vì nhà chồng tôi vẫn làm ruộng nên cần phân bón.

Mặc dù nhà ở mặt đường rộng rãi, xe cộ tấp nập đi lại, nhưng nhà chồng tôi chẳng dám bật điều hòa khi trời nắng nóng. Bố mẹ chồng cũng chẳng dám xem ti vi nhiều vì muốn tiết kiệm tiền điện. Nhiều lần tôi nghe thấy mẹ mắng cô em chồng vì phí phạm khi sử dụng điện, quạt, tivi trong nhà.

Mỗi lần mẹ chồng đi thanh toán tiền điện về, vợ chồng tôi đều biết ý đóng góp thêm vì “vợ chồng con dùng nhiều điện, thấy áy náy”. Thực tình tôi làm vậy cho mẹ chồng vui thôi, chứ chúng tôi đi làm cả ngày, chỉ dùng điện buổi tối xem ti vi và chiếc quạt nhỏ thì cũng chẳng tốn kém mấy.

Để tiết kiệm hóa chi tiêu, tôi phải ý tứ bê chậu quần áo to tướng của cả gia đình mang ra giếng múc từng gáo nước để giặt. Chiếc máy giặt trong nhà chỉ được dùng cho việc vắt khô quần áo vào mùa đông ẩm ướt. Mỗi lần thấy tôi không lạm dụng máy giặt, ông bà vui lắm.


Chiều qua, tôi đi làm về. Do vội cất hai túi thực phẩm nặng trĩu mua ở siêu thị vào bếp, tôi dựng ngay chiếc xe LX của mình dưới sân nhà mà không dắt ngay vào trong nhà như thường ngày. Chiếc xe này tôi rất yêu quý nó bởi nó được mua bằng số tiền tích cóp suốt thời đi làm trong thời gian còn độc thân. Ai dè, đàn bò về chuồng cuối chiều không theo nếp thường lệ. Chúng húc nhau để thỏa cơn tức tối nào đó mà tôi chẳng thể biết. Chẳng may chiếc xe đẹp đẽ của tôi đã “hứng trọn đòn” khi bị chúng đạp đổ và đè lên. Tôi đã phải mất đứt ba tháng lương để sửa chữa hậu quả của những con bò vô đối.

Vốn được sinh gia trong gia đình khá giả ở một thành phố lớn, tôi đã từng hãnh diện vì lấy được chồng thủ đô. Nhưng xem ra niềm vui ngắn chẳng đầy gang, giờ đây tôi đang phải sống trong cảnh gia đình nhà chồng nửa phố, nửa quê, “có tiếng mà chẳng được miếng”. Biết bao giờ cho bố mẹ chồng tôi có suy nghĩ tích cực hơn, an hưởng tuổi già mà tận hưởng cuộc sống để các con trong nhà được sống thoải mái hơn.

Chia sẻ