BÀI GỐC Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

(aFamily)- Có cách nào khéo léo và hiệu quả, mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giúp tôi. Chờ tin của mọi người.

34 Chia sẻ

Tác giả Lê Anh phản hồi về việc "quản" lương của chồng

,
Chia sẻ

(aFamily)- Không ai cần một ngân hàng chỉ có thể gửi, thậm chí bao nhiêu cũng không đủ mà khó có thể rút.

Tôi thật sự xin lỗi nếu ai tự ái khi đọc bài của tôi.

Mấy hôm rồi bận tôi cũng chỉ lướt qua chuyên mục, hôm nay có nhiều thời gian  đọc kỹ,  thấy nhiều người phê phán tôi quá. Nhưng tôi không thấy buồn (dù tôi rất cả nghĩ) bởi sự thật mất lòng.

Đầu tiên tôi tự thấy tôi viết chưa sâu, chưa rõ ràng khéo để đưa ra những ý tôi muôn nói. Điều ấy gây tự ái nơi nhiều người, nhất là các chị cũng là dễ hiểu thôi. Nhất là đây là vấn đề tài chính, quyền lợi...vốn rất tế nhị.

Hôm nay tôi đính chính lại, đúng hơn là bổ sung cho rõ thêm điều tôi muốn nói nhưng hôm trước chưa nói được.
  
Điều đầu tiên tôi muốn nói, đó là tôi hay các chị em làm vợ làm mẹ khác sinh ra ở Việt Nam đều thừa hưởng truyền thống đảm đang thu vén gia đình. Ngoài đời tôi cũng vậy, mẹ tôi, bà nội bà ngoại tôi luôn được nhiều người khen bởi phẩm chất đáng quý ấy. Và tôi không ngoại lệ.

Hiện tại tôi là một người vợ đang sống rất hạnh phúc. Chồng tôi yêu thương, tin tưởng, trân trọng vợ hết lòng dù bản thân tôi không phải là người kiếm tiền giỏi, cũng không phải con nhà giàu mà nghĩ đồng tiền là đơn giản như một chị đã suy đoán về tôi. Có lẽ những gì tôi viết quá thẳng thắn nên các chị em nghĩ tôi "rẻ rúng phụ nữ". Ý tôi trong bài viết đó thì hoàn toàn ngược lại.

Tôi xin kể qua thôi, chuyện gia đình tôi - môi trường góp phần ít nhiều tạo nên những suy nghĩ ấy. Bố mẹ tôi lấy nhau hai bàn tay trắng, mẹ tôi từ một giáo viên đã phải thức khuya dậy sớm buôn bán kiếm thêm cho gia đình. Rồi mãi thành quen, đến bây giờ khi bố tôi có chức quyền, có một chút khấm khá hơn về kinh tế thì mẹ tôi vẫn vậy, ngày ngày làm công việc của mình với nièm say mê và tự chủ trong cuộc sống.

Trong suốt những năm khó khăn từ khi lấy nhau đến bây giờ, bố tôi có một thời gian dài chỉ sống đúng với lương nhà nước, ăn cũng khó mà đủ. Vậy mà mẹ tôi chưa từng dò hỏi, áp đặt bố tôi phải đưa hết tiền hay phải kiếm tiền như chồng ai để vợ "được nhờ ". Thậm chí có lúc gần 1 năm trời bố tôi không đưa cho mẹ một đồng nào mẹ tôi cũng không hậm hực xét nét.

Tất nhiên mẹ tôi không giỏi đến mức không cần tiền của chồng, bà cũng buồn cũng lo lắng và có nhiều sự đắn đo trong lòng. Mỗi sáng thức giấc làm hàng  cùng mẹ, tôi đều thấy mắt mẹ như mệt mỏi hơn, và mẹ như già đi cùng với sự bươn trải cho gia đình.

Thực sự mẹ tôi hầu như không "quản" tiền lương của bố tôi một cách quá chặt chẽ như nhiều người. Và với mức lương nhà nước thấp không thể thấp hơn, chưa kể cơ quan lại nghèo so với các cơ quan khác thì nhiều người vợ chắc chắn "không thể chịu nổi". Đó là lời nói người ta đã nói với mẹ tôi khi biết về kinh tế của bố tôi. 

Nhưng dù bố tôi những lúc ấy không kiếm ra,  mẹ tôi  không những không hạch sách mà vẫn quan tâm đầy đủ về bên nhà chồng, từ mẹ chồng đến các anh em chồng. Làng quê tôi vốn nổi tiếng kĩ càng cẩn thận vậy mà cả họ nhà tôi ai cũng quý trọng mẹ. Nhiều người còn khâm phục sự gánh vác  đảm đang ấy.

Mỗi em ruột của bố tôi khi xây nhà, dù không có mẹ vẫn dành ra một khoản là tiền của mẹ để giúp đỡ các em. Khoản tiền không lớn nhưng tôi tin chắc rất ít chị dâu (kể cả được nhờ chồng về kinh tế) quan tâm đến các em chồng như thế.

 Có lúc thắc mắc thì mẹ tôi bảo rằng "nhiều người chồng nhà có việc chỉ dám lén đưa biếu cha mẹ hay cho các em, đằng nào cũng là biếu, là cho mà như thế mất bao nhiêu tốt đẹp. Bố mẹ hay anh em  nhận như thế cũng không vui". Và chính điều đó đã làm mẹ có được sự tin yêu kính trọng nhất mực nơi bố tôi.

Còn bà nội tôi từ việc lúc nào cũng tự hào về con trai, bao năm nay bà dường như quên mất, đi đâu chỉ kể chuyện con dâu.

Tôi ảnh hưởng bởi mẹ, là phải tự lập, thậm chí "cho" trước khi muốn "nhận". Vì thế mẹ thường khuyên nếu lấy chồng, tôi không nên quản cả cái ví của chồng, hãy để họ được làm một người đàn ông tự tin, làm một người trưởng thành biết làm chủ bản thân chứ không phải một đứa trẻ cần có mẹ giữ tiền. Lo âu về lương lậu rồi sẽ dẫn đến kèo nhèo trách móc dai dẳng, ít nhiều mất đi sĩ diện cả hai thì không hay. Tôi kể hơi dài dòng về bản thân nhưng tôi nghĩ những gì tôi được truyền đạt nhiều phần có lý.

Trở lại với nội dung tôi đã viết hôm trước. Tôi đọc lại chính bài của mình thấy rằng cách viết đó chưa kín kẽ và thực sự rất dễ gây tự ái. Tôi muốn đính chính lại một chút để các chị em không hiểu lầm. Chưa bao giờ tôi có ý rẻ rúng phụ nữ.

Với tôi, nếu người chồng nào có người vợ biết thu vén, là một cái "hom" tốt thì thực sự may mắn. Người chồng nào cũng mong vợ quán xuyến có lý với cái ví của anh ta. Vợ sẽ thay anh ta mua bán chi tiêu, thay anh ấy chăm lo cho cha mẹ anh em, đồng tiền bỏ ra đầy lòng hiếu tình như chính các chị vun vén cho gia đình mình vậy.

Không ai cần một ngân hàng chỉ có thể gửi, thậm chí bao nhiêu cũng không đủ mà khó có thể rút. Chưa kể nhiều chị dùng tiền của chồng cho người thân của mình thái quá. Đồng ý vợ chồng thì tài chính là chung nhưng mấy khi các chị công khai trong những khoản đó, dấm dấm dúi dúi là nhiều chứ.

Tôi nghĩ  chị em ta dù bảo vệ phái mình đến đâu cũng cần nhận thấy những hạn chế của nhiều người trong việc "thu vén" này. Tiêu đề bài lần trước tôi gửi rất rõ ràng: "nhiều phụ nữ có tính tham" chứ không phải tất cả những phụ nữ cầm tiền của chồng là họ tham. Người vợ biết giữ tiền hộ chồng, để không là một ngân hàng gửi thì dễ rút thì khó cần quá đi chứ.

Tôi chỉ muốn nhấn mạnh những người phụ nữ đi hơi xa trong việc quản lý tài chính của chồng mà thôi. Cùng phái cả các chị nhìn một cách thực tế sẽ thấy không hiếm những người vợ lúc nào cũng sợ chồng cầm tiền nhiều trong người. Trong đầu họ đàn ông hình như không biết tiêu tiền, có tiền là chỉ chơi bời rượu chè rồi bồ bịc ; rồi nhiều chị còn lo lắng chồng mang tiền về cho cha mẹ anh em, cho bạn bè...v v. Đây là những điều vô cùng quen thuộc chứ không ít các chị ạ. Dù thế nào đây vẫn là một thực tế, quý nhau đến đâu chúng ta cũng không phủ nhận được những hạn chế mắt thấy tai nghe này.

Và ở đây, ở bài viết của tôi không hề động chạm gì tới những người phụ nữ biết quán xuyến, chi tiêu có lý có tình đồng tiền của chồng. Những người phụ nữ ấy dù cầm tất cả tài sản của chông trong tay cũng không có gi quá, trái lại là điều may mắn cho các anh chồng.
 
Một điều nữa sau khi đọc những ý kiến phản hồi của các bạn tôi cũng thấy rằng không thể áp dụng một cách giải quyết với mọi trường hợp. Với những người chồng quá mải chơi, không tự giác, trách nhiệm với gia đình thì rất cần những người vợ "cao tay" quản lý tiền của anh ấy. Lúc này sự chặt chẽ là rất cần thiết. Và những người chồng như vậy nếu gặp phải người vợ "sĩ diện", "tự trọng" như tôi nói   thì lại là điều không may mắn cho cả hai.

Cũng lan man quá rồi, tôi một lần nữa xin lỗi các chị em đã hiểu lầm tôi vơ đũa cả nắm. Tôi chỉ muốn nói lên một hiện thực không lạ trong đời sống mà không mấy người nhắc đên lý do sâu xa của nó.

Chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều. Tôi sẽ là người bạn thân thiết của chuyên mục tâm sự này, và sẽ cần mọi người góp ý nhiều hơn nữa.
 
(Gửi Lê Anh và các độc giả aFamily: Nếu muốn các bài viết của mình hiện ra trong box "Các bài khác của cùng tác giả", các bạn cần thống nhất cả TÊN và EMAIL ở các lần gửi. Trường hợp thay tên hoặc email nhưng vẫn muốn để chung danh sách đó thì các bạn nên gửi thông báo kèm trong bài viết cho BBT)

Chia sẻ