BÀI GỐC Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

Làm thế nào để chồng "vui vẻ"... đưa tiền lương cho vợ?

(aFamily)- Có cách nào khéo léo và hiệu quả, mong mọi người có kinh nghiệm chỉ giúp tôi. Chờ tin của mọi người.

34 Chia sẻ

Không phải tự nhiên chồng đứng tên hầu hết tài sản là... tôi

,
Chia sẻ

(aFamily)- Lê Anh gửi tới bạn Thiện: Bạn hãy hiểu khía cạnh rất thực tế mà tôi đã viết.

Trước tiên, tôi sẽ rất xin lỗi nếu những gì tôi viết động chạm lòng tự ái của ai đó. Song mọi người hiểu cho tôi nhé, chúng ta đang  nói lên những ý kiến xoay quanh chủ đề lần này là làm sao để quản lý tiền lương của chồng, làm sao để chồng đưa hết lương cho mình...

Và những gì tôi đã viết không hề có ý nói tất cả phụ nữ, nhất là những người vợ đảm đang tháo vát biết quán xuyến gia đình. Tôi chỉ muốn nhấn mạnh những người có tâm lý tham mà thôi. Cái này dù cùng phái với nhau, bao biện cho nhau thế nào cũng không thể khác được bạn Thiện ạ.

Nghe tên, tôi không biết bạn là nam hay nữ nhưng đoán bạn là nữ. Vậy thì bạn càng rõ hơn ai hết về phái nữ chúng ta. Bạn nhìn thực tế xem, không chỉ các cô gái thời nay đâu mà cả những người phụ nữ tuổi như cha mẹ chúng ta - cái thời mà trong tình yêu hay tình chồng vợ không đưa vật chất lên tầm quan trọng như  bây giờ, thì vẫn thường có tâm lý muốn thâu tóm tiền bạc.

Ai cũng có lòng tham, nhưng rõ ràng phụ nữ trong vấn đề tiền bạc luôn tính toán hơn đàn ông. Cũng khó hiểu hết bởi mỗi người một hoàn cảnh nhưng tôi cứ hình dung một người vợ luôn mong ngóng chồng mang tiền về, rồi thấp thỏm lo ấu nếu chồng cầm nhiều tiền, rồi căn vặn dò xét xem chồng đã  tiêu những gì, tiêu quá tay thì mẳng mỏ chì chiết... Thực lòng thấy khổ sở cho cái thân mình quá. Cái gì cũng có nguyên nhân bạn ạ, phụ nữ khổ hoài cũng vậy thôi.

Sinh ra tại một xã hội mà cả văn hóa  lẫn luật pháp đều chưa đề cao và tôn trọng phụ nữ thì chúng ta bị thiệt thòi là tất yếu. Nhưng một phần cũng là tại chúng ta. Chính tâm lý thích dựa dẫm, muốn được " nhờ " chồng - và chúng ta hiểu nhờ chồng ở đây là về mặt kinh tế, sâu xa hơn nữa chính là ta sẽ làm ít thôi mà được hưởng nhiều.

Nói vậy nghe lại chua chát phải không bạn, nhưng bạn cứ thử ngẫm xem bản chất có đúng thế không, hoặc ít nhiều có phần như thế. Và chính tâm lý ấy làm nhiều người lúc nào cũng lo lắng chuyện lương lậu của chồng.

Ngay chính bản thân tôi cũng vậy thôi, là phụ nữ, trong gia đình tôi cũng rất đảm đang, khéo léo vun vén. Chồng tôi hoàn toàn yên tâm và chính anh ấy tự động để tôi đứng tên hầu như tất cả của cải vật chất. Tôi không mừng như bắt được vàng bởi điều đó dù tôi không có nhiều tiền. Song tôi thấy rằng chồng tôi làm vậy vì tôi chưa từng tra khảo lương của anh ấy, cũng như không hằn học khi thấy anh ấy đổ hết tiền bạc cho gia đình hay bạn bè vay mượn.

Thực lòng tôi cũng thấy giá tôi đáo để ghê gớm thì số tiền ấy sẽ ở tay tôi nhưng tự tôi thấy ngượng nếu tham gia quyết định tài chính của anh ấy, dù là vợ chồng. Tất nhiên không phải ai cũng như chồng tôi nhưng nói thật, phụ nữ chúng ta nếu tự lập hơn trong suy nghĩ về vấn đề tiền bạc thì sẽ đỡ phải đau đầu rát nhiều.

Bạn Thiện à, tôi hay bạn hay tất cả phụ nữ đều mong muốn mình là một cái "hom" tốt. Song như vậy không đồng nghĩa là chúng ta toàn quyền định đoạt tiền của chồng.

Đôi lời vậy thôi, chúc chị em luôn vui vẻ.

Chia sẻ