BÀI GỐC Bạn trai cứ tò mò... của hồi môn của em

Bạn trai cứ tò mò... của hồi môn của em

(aFamily)- “Bố mẹ đã nói đến của hồi môn khi em đi lấy chồng chưa?”- câu hỏi này của anh ấy khiến em không biết nên xử trí thế nào.

29 Chia sẻ

"Chinh phục" nhà trai bằng của hồi môn thì chả bền được đâu

,
Chia sẻ

(aFamily)- Có hồi môn để nhà trai mở mắt à? Sau này bố mẹ chị không có khả năng cho nữa, thì chị lấy gì để thể hiện giá trị của mình với nhà trai đây?

Gửi chị Mỹ Miều, tác giả bài viết "Nhà có điều kiện, con gái không đòi của hồi môn là... quá dại!".

Đọc bài của chị tôi không hiểu sao lại có người con gái có suy nghĩ như chị. Chồng mình tham của nhà vợ đã đáng chê trách rồi, đằng này đến mình cũng tính bòn rút của bố mẹ mình.

Bố mẹ không có trách nhiệm phải cho con cái, sinh ra nuôi đến lúc tự kiếm ăn được thì công lao đã to như trời bể rồi. Tôi nghĩ trả cả đời cũng không hết. Sao chị không nghĩ ngược lại là bố mẹ làm cả đời nuôi mình, giờ mình cố gắng làm để báo hiếu lại các cụ. Bố mẹ có thể giàu có, nhưng cho con cái hay không đấy là quyền của các cụ, mình không được phép đòi hỏi.

Còn chuyện công bằng giữa các anh chị em trong gia đình ư? Không phải lúc nào cũng đòi hỏi được việc đó đâu chị ạ. Nếu đứa con nào cũng tính phần mình được bao nhiều thì chốt lại như thế chỉ có mỗi bố mẹ mình là thiệt thòi.

Ở đời không có công thì không được hưởng. Thế chị đã có công gì với bố mẹ chị thế, chị đã chu cấp được cho các cụ những gì? Của cải là do các cụ tự làm ra, các cụ thích cho ai thì cho, mà không cho con cái chăng nữa, chị cũng không bao giờ có quyền trách oán hay đòi hỏi.

Còn về việc chị nói "Con gái khi đi lấy chồng cũng rất cần có của cải chứ. Của hồi môn càng nhiều, càng có giá trị, về nhà chồng càng được mở mặt, càng có chỗ đứng","Có tiền, có của bố mẹ cho đồng nghĩa em có thêm số vốn nhất định trong tay. Muốn làm gì hay trang trải, mua sắm cái gì cho hai vợ chồng cũng thoải mái hơn. Như thế chẳng tốt hơn việc về nhà chồng mà không có gì trong tay hay sao?" .

Thưa chị, đúng là ai lập gia đình cũng mong có chút vốn, có thể nó sẽ bớt những khó khăn lúc đầu. Nhưng nó không đồng nghĩa với giá trị của chị được nâng cao. Giả sử chị dốt nát, cư xử kém, không kiếm ra tiền, dù chị có tiền của bố mẹ chị cho để có một cuộc sống đầy đủ thì người khác đâu có đánh giá cao chị, người ta không chê cười là may lắm rồi.

Chị muốn nở mặt có chỗ đứng và có giá trị với nhà chồng, mong muốn này không sai, nhưng cách thức để thực hiện ước mơ của chị thì khó chấp nhận quá. Để thực hiện điều này, tôi nghĩ đâu khó khăn quá, chẳng lẽ chị không có mặt gì nổi trội à? Không tự kiếm được tiền à?

Nếu tiền đồng nghĩa với giá trị của chị và nó quan trọng với chị đến thế sao chị không tự làm? Tôi nghĩ nếu chị có khả năng tạo dựng cho chị một cuộc sống sung túc thì giá trị của chị còn được nâng cao hơn nhiều ấy chứ. Trông chờ vào người khác để phục vụ cho nhu cầu của mình, để tăng giá trị cho chính mình, thì tôi thấy lạ đấy, đặc biệt là lại mong chờ điểu đó trên mồ hôi nước mắt của các bậc sinh thành ra mình - những người đáng lẽ bây giờ phải được hưởng sự chăm sóc, báo đáp từ mình.

"Nhà có điều kiện, phải để cho nhà trai mở mắt với số của hồi môn mình nhận được. Như thế mới là người con gái thức thời". Có hồi môn để nhà trai mở mắt à? Sau này bố mẹ chị không có khả năng cho nữa, thì chị lấy gì để thể hiện giá trị của mình với nhà trai đây?  

Chia sẻ