Hạnh phúc, sự cao cả và sự khiếm khuyết liệu có thể đồng hành?

,
Chia sẻ

Hãy không chùn bước vì tôi nghĩ đó là phẩm chất của những người như anh chị

 

Khi vợ chồng chị Mai Anh đón Thiện Nhân về nuôi chắc có lẽ cũng không ngờ rằng sẽ nhận được từ nhiều người những lời tri ân đến vậy. Hãy đọc những dòng chữ này ở các báo vnexpress, dân trí, lao động, tuổi trẻ, thanh niên... để thấy được những trái tim thổn thức mạnh mẽ đến nhường nào trước hành động cao cả của đôi vợ chồng trẻ đã có hai đứa con trai. Mẹ tôi thì bảo phục cho cái sự liều của anh chị. Ba tôi thì sau đó khác hẳn, cứ như được cởi trói và thoát ra những ám ảnh mặc cảm lâu nay mà ông phải chịu đựng. Xin nói thêm đó có lẽ cũng là một trong những lý do ông yêu câu chuyện của gia đình Thiện Nhân một cách tự nhiên nhưng cũng rất mê say như tôi đã kể cho các bạn rồi đấy.

 

 Chúng hãy cùng xem lại thước phim quay chậm này trên Blog Nhật ký chú lính chì:

Bố Nghinh: Đấy chú Thuận đấy !

Mẹ còi: Đâu? Cái ông mặc áo sáng màu á?

Thiên Minh: Mẹ ơi thấy con đánh đàn cách nào hay hơn ?

Nhân: Bố ơi, con yêu bố nhá …

Bố Nghinh: Không phải, chú Thuận mặc vét đen vừa nhận cái bằng đấy.

Hải Minh: Mẹ ơi nhìn con này ! Xem con siêu chưa này !

 

Thế là hết chương trình TV công ty chú Thuận

 

Vâng, hạnh phúc tự bản thân đã là những gì rất kiệm lời, kiệm chữ. Rất ngắn và cực ngắn thôi nhưng không khí sinh hoạt đầm ấm, sự chia sẻ và ước mong kết nối giữa các thành viên trong gia đình cứ lan toả, lan toả ra cộng đồng và những người xung quanh. Những ngọn sóng nhỏ yêu thương đang xoá nhoà đi mọi đau đớn, đang đẩy con thuyền một gia đình nhỏ bước vào đại gia đình lớn là xã hội với vô vàn khó khăn đang đợi chờ họ phía trước.

 

Khiếm khuyết trở thành trắc trở, trắc trở biến thành thử thách.


Với mỗi người trong cuộc đời chí ít cũng phải gặp một lần trắc trở. Nhưng Thiện Nhân thì hơn một lần gặp và trắc trở của Nhân có hai loại: trắc trở sinh tồn (muốn sống phải vượt qua cái chết;  muốn tồn tại thì phải sống) và trắc trở phát triển.


Nhân đã sống và tồn tại nhưng thực thể của Nhân thực sự quá khiếm khuyết. Liệu em có thể quen với cảnh ngộ của mình khi lớn và vượt qua được trở ngại để chí ít là sống như một người bình thường, sau đó sẽ phát triển được năng lực, tài năng tiềm ẩn trong bản thân?


Hơn ai hết, người lo lắng nhất chắc chắn sẽ là bố mẹ em, là những người đang ngày đêm yêu thương và dõi theo em, là những người suốt ngày cặm cụi phân phân, tích tích những nghịch cảnh của em giống như ba tôi để rồi thống kê ra hàng loạt những khó khăn đang buộc những người làm bố, làm mẹ phải lường trước và phải xử lý với một ý chí kiên định và cả lòng vị tha.


Nếu ai đến với Nhân bằng lòng thương hại vì nghĩ đó là trắc trở dành riêng cho Nhân thì cần phải suy nghĩ lại. Đó là nỗi đau chung của tình đồng loại và bước qua tình đồng loại nó đã biến suy nghĩ của mỗi người thành dũng khí có sự day dứt làm gì? làm sao và làm thế nào để lay chuyển được tình thế và thật nhanh bù đắp cho Nhân có thêm nghị lực.

 

Có lẽ cách viết, cách suy nghĩ của tôi nặng về cảm tính. Nhưng điều tôi mong đợi nhất là mọi người hãy cùng tôi tranh luận trong trường hợp này liệu hạnh phúc-sự cao cả và sự khiếm khuyết có thể đồng hành cùng nhau?


Đây là đề từ do chính ba tôi đặt ra. Ba bảo mỗi người sẽ thấy được ít nhiều phần mình trong đó và vấn đề là các mảng ghép cuộc đời này có đến được với nhau hay không. Có thể ba suy nghĩ rộng hơn tôi khi thấy cha mẹ của Nhân cần những bờ vai của các bố, các mẹ, của các bác như Phong Lan Tím, Hà Kin, Đoàn Hoà Thuận...hay các bác ở aFamily đến nhường nào bởi đường đi của họ và của đứa con mà họ không dứt ruột, đẻ đau đang quá trắc trở. Nước Mỹ từ xa xôi có thể đang ở gần hơn với Nhân trên con đường đi chữa bệnh nếu tiếp tục được nhận được những yêu thương tự đáy lòng của mỗi người.


Khác với ba, tôi thì lại nghĩ ngắn hơn. Đó là những vất vả mưu sinh, những áp lực cuộc sống và trước mắt là áp lực tìm thầy giỏi, thợ giỏi để xử lý các bộ phận cứng và bộ phận đôi khi mềm của Nhân, áp lực nuôi dạy con cái nên người rồi cả áp lực công việc liệu có làm đôi vợ chồng trẻ này kiệt sức.


Cái gọi là hạnh phúc, cái gọi là cao cả sẽ thành những từ đề vô nghĩa trừ phi trong bất kể hoàn cảnh thay đổi đến như thế nào, ước nguyện ban đầu và hy vọng của họ vẫn không hề biến chuyển về họ sẽ cùng với các con mình làm nên kết thúc oanh liệt. Hãy không chùn bước vì tôi nghĩ đó là phẩm chất của những người như anh chị và tôi muốn mình sẽ là một trong những người có mặt để vinh danh anh chị khi cái ngày hạnh phúc đó thành hiện thực.

 Đặng Trần Anh

 

Chia sẻ