Xử trí khi bé khóc, đòi, ăn vạ ở cửa hàng, siêu thị
Bạn hãy mặc các ánh mắt dán vào mặt mình. Hãy dẫn bé ra khỏi khu vực đồ chơi, hay khu vực bé đòi mua đồ, mắt không thấy thì sẽ không đòi nữa.
Các bà mẹ khi đi ra ngoài hay ái ngại, mắc cỡ với người
ngoài khi thấy con mình khóc lóc đòi nên khi chúng đòi mua thứ gì thường mua
cho con cho đỡ rách việc. Kết quả là bé thấy khóc đòi là được, và lần sau bé sẽ
tiếp tục khóc để được như ý.
Học kinh nghiệm dạy con, chị Liên nhớ nằm lòng câu tiếng Anh trong tạp chí Mother and Baby: hãy dẫn bé ra khỏi khu vực đồ chơi, hay khu vực bé đòi mua đồ, mắt không thấy thì sẽ không đòi nữa.
Chị kể: “Cái thời Tú bé teo và cũng hay khóc nức nở đòi quà khi vào siêu thị. Lúc đầu tôi nghĩ con còn nhỏ, thích đòi nên cũng chiều tí, sau đấy thì thành thông lệ hễ vào siêu thị là khóc, đòi. Một lần, khi vào cửa hàng đồ chơi, bé Tú đòi mua bịch tiền để đem về chơi trò bán hàng tính tiền. Tôi bảo ở nhà có rồi không mua thêm nữa, Tú dứt khoát đòi và khóc.
Tôi nói: “Nếu con không bỏ xuống và đi ra khỏi cửa hàng với mẹ thì mẹ sẽ để con đứng đây khóc một mình. ”
Tú đi theo nhưng cầm theo bịch tiền không bỏ lại.
Tôi quay lại nói với con: “Nếu con cầm bịch tiền theo mẹ ra khỏi đây thì máy sẽ hú lên và người ta sẽ bắt con vì tội ăn trộm đồ”.
Mọi người nhìn tôi, tôi nhìn lại và rảo bước ra khỏi cửa hàng.
Tú khóc rất lâu và bỏ lại bịch tiền đồ chơi bước ra khỏi cửa hàng.Tôi ôm Tú vào lòng và dắt con ra về, không nói gì cả.
Về đến nhà tôi mới dạy con về chuyện đó. Kết quả là khá lâu sau đó Tú không đòi và ăn vạ tại cửa hàng nữa.
Bạn hãy mặc các ánh mắt dán vào mặt mình để tỉnh bơ xử lý việc ăn vạ ngay tại cửa hàng. Không cần lôi, ẵm con khi con khóc, ăn vạ. Bạn chỉ cần nói là con phải đi ra khỏi cửa hàng và bỏ đi. Rốt cuộc con sẽ phải đi theo bạn. Nếu bé không đi theo thì bạn có thể đứng rình thử diễn biến tâm lý của bé và xử lý tiếp. Nhưng thông thường là bé sẽ đi theo mẹ.
Với bé lớn hơn thì sao?
Chị Liên chia sẻ.
Sau vài năm, Tú đã lớn hơn nhiều nhưng có một lần nàng lại dở quẻ tại cửa hàng. Con gái bảo mẹ hứa cho một món đồ chơi nhưng đồ này rẻ nên mẹ phải cho hai món.
Mẹ trả lời: “mẹ đã nói 1 là 1 chứ không có rẻ hay mắc gì cả. Không cò cưa chọn món nào nói mẹ trả tiền.”
Tú la lên, giậm chân và khóc tưng bừng.
Cả hai bố mẹ và em trai bước ra ngoài. Tú sau một hồi đắn đo thì cũng để đồ lại và đi ra, thế nhưng nàng khóc thút thít dữ lắm. Cả nhà ra đến bãi gửi xe Tú vẫn khóc, chỉ sau khi được mời lên xe đi về nhà thì nàng mới hết khóc, và nói “Con biết lỗi rồi. Mẹ mua cho con món đồ đó được không???”
Sau khi Tú vòng tay xin lỗi ba mẹ xong, mẹ bảo “Được, nhưng bây giờ mẹ phải đi mua đồ của mẹ và công chuyện khác.”
Chị Liên cười, thực tế chả có công chuyện gì cả, tôi muốn thử xem con gái tôi đã hối lỗi thật chưa thôi. Sau khi đi mua sắm một số thứ khác, lúc gần ra về tôi mới dắt vô mua cho mỗi đứa một món quà như ý. Sau đó tôi dạy Tú, và cũng nói cho em Đăng nghe luôn: “Nếu Đăng đòi thì cũng sẽ giống như chị Tú là mẹ sẽ dắt em về nhà và khỏi có đi chơi gì cả, chưa kể là một món đồ cũng không có chứ đừng nói đến hai. Nhớ chưa Đăng??”
Chị Liên thấm thía “Thú thật nuôi con không khó bằng dạy con, đôi khi tôi cũng khùng dữ lắm nhưng tôi cũng hiểu rằng con nít ở đâu cũng thế. Mình phải biết nắm quyền lợi của bọn chúng thì chúng mới bị khuất phục. Thế nên đối bao giờ tôi cũng thỏa thuận từ ở nhà: “Đi chơi không mua gì cả, hoặc một món mà thôi ".
Lúc đầu chịu cực một tí mà sau này thong thả . Đến giờ tôi vẫn nhớ cảm giác căng thẳng cực độ những lần phải đối phó với cảnh khóc của bọn nhỏ.”
Bạn thấy đấy, đã dẫn trẻ đi là phải thực hiện nghiêm theo lời của mình nói. Các con chị Liên biết là mẹ chúng sẵn lòng để lại cả cái xe đã chất nhiều đồ ăn và chuẩn bị trả tiền để dắt chúng ra về nếu chúng "ăn vạ" tại siêu thị. Vì thế câu “Nếu ra siêu thị khóc đòi là đi về ngay lập tức, các con nhớ chưa!” đã tác động tới tụi trẻ.
Thế mới biết con cái được sanh ra để rèn luyện sự kiên nhẫn và tính khí của Ba Mẹ. Bây giờ thì chị Liên đã có thể dẫn 2 nhóc vào trung tâm thành phố dạo chơi các cửa hàng mà không còn căng thẳng. Nếu mẹ không kiên quyết thì chắc chắn những lần đi cửa hàng, siêu thị với con sẽ thành ác mộng bực mình.
Học kinh nghiệm dạy con, chị Liên nhớ nằm lòng câu tiếng Anh trong tạp chí Mother and Baby: hãy dẫn bé ra khỏi khu vực đồ chơi, hay khu vực bé đòi mua đồ, mắt không thấy thì sẽ không đòi nữa.
Chị kể: “Cái thời Tú bé teo và cũng hay khóc nức nở đòi quà khi vào siêu thị. Lúc đầu tôi nghĩ con còn nhỏ, thích đòi nên cũng chiều tí, sau đấy thì thành thông lệ hễ vào siêu thị là khóc, đòi. Một lần, khi vào cửa hàng đồ chơi, bé Tú đòi mua bịch tiền để đem về chơi trò bán hàng tính tiền. Tôi bảo ở nhà có rồi không mua thêm nữa, Tú dứt khoát đòi và khóc.
Tôi nói: “Nếu con không bỏ xuống và đi ra khỏi cửa hàng với mẹ thì mẹ sẽ để con đứng đây khóc một mình. ”
Tú đi theo nhưng cầm theo bịch tiền không bỏ lại.
Tôi quay lại nói với con: “Nếu con cầm bịch tiền theo mẹ ra khỏi đây thì máy sẽ hú lên và người ta sẽ bắt con vì tội ăn trộm đồ”.
Mọi người nhìn tôi, tôi nhìn lại và rảo bước ra khỏi cửa hàng.
Tú khóc rất lâu và bỏ lại bịch tiền đồ chơi bước ra khỏi cửa hàng.Tôi ôm Tú vào lòng và dắt con ra về, không nói gì cả.
Về đến nhà tôi mới dạy con về chuyện đó. Kết quả là khá lâu sau đó Tú không đòi và ăn vạ tại cửa hàng nữa.
Bạn hãy mặc các ánh mắt dán vào mặt mình để tỉnh bơ xử lý việc ăn vạ ngay tại cửa hàng. Không cần lôi, ẵm con khi con khóc, ăn vạ. Bạn chỉ cần nói là con phải đi ra khỏi cửa hàng và bỏ đi. Rốt cuộc con sẽ phải đi theo bạn. Nếu bé không đi theo thì bạn có thể đứng rình thử diễn biến tâm lý của bé và xử lý tiếp. Nhưng thông thường là bé sẽ đi theo mẹ.
Với bé lớn hơn thì sao?
Chị Liên chia sẻ.
Sau vài năm, Tú đã lớn hơn nhiều nhưng có một lần nàng lại dở quẻ tại cửa hàng. Con gái bảo mẹ hứa cho một món đồ chơi nhưng đồ này rẻ nên mẹ phải cho hai món.
Mẹ trả lời: “mẹ đã nói 1 là 1 chứ không có rẻ hay mắc gì cả. Không cò cưa chọn món nào nói mẹ trả tiền.”
Tú la lên, giậm chân và khóc tưng bừng.
Cả hai bố mẹ và em trai bước ra ngoài. Tú sau một hồi đắn đo thì cũng để đồ lại và đi ra, thế nhưng nàng khóc thút thít dữ lắm. Cả nhà ra đến bãi gửi xe Tú vẫn khóc, chỉ sau khi được mời lên xe đi về nhà thì nàng mới hết khóc, và nói “Con biết lỗi rồi. Mẹ mua cho con món đồ đó được không???”
Sau khi Tú vòng tay xin lỗi ba mẹ xong, mẹ bảo “Được, nhưng bây giờ mẹ phải đi mua đồ của mẹ và công chuyện khác.”
Chị Liên cười, thực tế chả có công chuyện gì cả, tôi muốn thử xem con gái tôi đã hối lỗi thật chưa thôi. Sau khi đi mua sắm một số thứ khác, lúc gần ra về tôi mới dắt vô mua cho mỗi đứa một món quà như ý. Sau đó tôi dạy Tú, và cũng nói cho em Đăng nghe luôn: “Nếu Đăng đòi thì cũng sẽ giống như chị Tú là mẹ sẽ dắt em về nhà và khỏi có đi chơi gì cả, chưa kể là một món đồ cũng không có chứ đừng nói đến hai. Nhớ chưa Đăng??”
Chị Liên thấm thía “Thú thật nuôi con không khó bằng dạy con, đôi khi tôi cũng khùng dữ lắm nhưng tôi cũng hiểu rằng con nít ở đâu cũng thế. Mình phải biết nắm quyền lợi của bọn chúng thì chúng mới bị khuất phục. Thế nên đối bao giờ tôi cũng thỏa thuận từ ở nhà: “Đi chơi không mua gì cả, hoặc một món mà thôi ".
Lúc đầu chịu cực một tí mà sau này thong thả . Đến giờ tôi vẫn nhớ cảm giác căng thẳng cực độ những lần phải đối phó với cảnh khóc của bọn nhỏ.”
Bạn thấy đấy, đã dẫn trẻ đi là phải thực hiện nghiêm theo lời của mình nói. Các con chị Liên biết là mẹ chúng sẵn lòng để lại cả cái xe đã chất nhiều đồ ăn và chuẩn bị trả tiền để dắt chúng ra về nếu chúng "ăn vạ" tại siêu thị. Vì thế câu “Nếu ra siêu thị khóc đòi là đi về ngay lập tức, các con nhớ chưa!” đã tác động tới tụi trẻ.
Thế mới biết con cái được sanh ra để rèn luyện sự kiên nhẫn và tính khí của Ba Mẹ. Bây giờ thì chị Liên đã có thể dẫn 2 nhóc vào trung tâm thành phố dạo chơi các cửa hàng mà không còn căng thẳng. Nếu mẹ không kiên quyết thì chắc chắn những lần đi cửa hàng, siêu thị với con sẽ thành ác mộng bực mình.
Theo Blog Lienrom