Vừa làm việc vừa chăm con ốm
Công việc văn phòng bận rộn mà con lại bị ốm thì phải làm sao đây? Hãy nghe các chuyên gia "mách nhỏ" những bí quyết hữu hiệu nhé
Con bị bệnh nhưng mẹ vẫn phải đi làm
Mọi đứa trẻ đều dễ dàng ngã bệnh. Khi con bạn lần đầu đi mẫu giáo, bé có thể bị bệnh ít nhất vài lần trong 6 tháng đầu tiên. Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho điều này bởi sự thay đổi môi trường, thay đổi cách sinh hoạt có thể khiến bé mệt mỏi và cần thời gian để thích nghi. Hơn nữa, môi trường mầm non là nơi rất dễ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.
Mọi đứa trẻ đều dễ dàng ngã bệnh. Khi con bạn lần đầu đi mẫu giáo, bé có thể bị bệnh ít nhất vài lần trong 6 tháng đầu tiên. Bạn nên chuẩn bị tinh thần cho điều này bởi sự thay đổi môi trường, thay đổi cách sinh hoạt có thể khiến bé mệt mỏi và cần thời gian để thích nghi. Hơn nữa, môi trường mầm non là nơi rất dễ lây lan các căn bệnh truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.
Vì vậy, việc gửi con đến trường hay nhà trẻ khi
chúng bị bệnh là không nên. Một số trường học và nhà trẻ có sự quy
định, phụ huynh phải để con ở nhà trong trường hợp trẻ có những dấu
hiệu bị ốm như nóng sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nhưng một người mẹ
phải làm gì khi một buổi sáng phát hiện ra còn mình nôn mửa và ngã
bệnh, trong khi mình đang phải chuẩn bị thuyết trình cho một hội nghị
quan trọng của công ty?
|
Xin nghỉ phép khi con bị ốm
Sau đây là một vài cách thông minh để bạn hạn chế sự gián đoạn tại nơi làm việc trong khi bạn nghỉ việc để chăm sóc con ốm:
- Ngay từ đầu, nếu bạn có con nhỏ, hãy trao đổi với sếp về các chính sách của công ty trong trường hợp con bạn bị ốm và khi bạn cần nghỉ việc để chăm sóc con. Nắm rõ vấn đề này từ sớm sẽ giúp bạn có sự chủ động về sau. Đồng thời, hãy mạnh dạn bày tỏ với sếp những nguyện vọng của mình trong trường hợp này.
- Tìm hiểu và cân nhắc xem bạn cần dành bao nhiêu thời gian, bao nhiêu ngày để chăm sóc con khi chúng bị bệnh. Tùy theo tình trạng của bé và mức độ công việc của bạn mà bạn có thể đưa ra quyết định hợp lý cho cả hai.
- Chuẩn bị tất cả mọi thứ tại nơi làm việc để đồng nghiệp có thể hỗ trợ hoặc thay thế vai trò của bạn khi bạn vắng mặt. Và mặc dù ở nhà chăm sóc con, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn sàng cho những trường hợp khẩn cấp của công việc.
Nắm rõ quyền của mình
Hầu hết các nơi làm việc đều phải chấp nhận những trường hợp khẩn cấp của gia đình nhân viên, trong đó có việc chăm sóc người thân bị ốm. Tuy nhiên, điều này cũng rất khắt khe và bạn nên cân nhắc và chỉ báo cáo với sếp về tình hình này trong những trường hợp thực sự cần thiết.
Mặc dù vậy, nhiều nơi vẫn không hài lòng khi nhân
viên nghỉ làm để chăm sóc con cái, nhất là khi tình trạng bị ốm của trẻ
không đến nỗi nghiêm trọng hay cấp bách. Theo một nghiên cứu gần đây ở
Mỹ, ngày càng có nhiều phụ huynh gửi con mình đến trường trong tình
trạng trẻ bị ốm vì họ sợ bị mất việc.
Đối với nhiều phụ huynh, việc con cái bị bệnh còn kéo theo nỗi lo về tài chính, cho nên họ rất sợ phải nghỉ việc. Thay vào đó, họ chọn giải pháp đi làm và nhờ người khác chăm sóc hoặc gửi chúng vào nhà trẻ. Theo kết quả một cuộc điều tra ở Mỹ, có đến hơn 50% phụ huynh luôn tìm cách nhờ sự chăm sóc của người khác khi con bị ốm và họ vẫn đi làm như bình thường. Điều này cũng không phải là một vấn đề lớn, nhưng bạn nên đề ra những kế hoạch chăm sóc con trong trường hợp khẩn cấp để bạn có thể an tâm hơn khi để đứa con bị ốm của mình nằm ở nhà.
Kế hoạch chăm sóc trẻ trong trường hợp khẩn cấp
Nếu cả hai vợ chồng bạn đều phải làm việc và không thể nghỉ phép để chăm con được, bạn có thể nhờ người khác trông nom con mình trong những trường hợp cần thiết. Sau đây là một vài lời khuyên cho trường hợp này:
- Vợ chồng bạn nên cân nhắc và bàn bạc xem có thể nhờ sự giúp đỡ của ai. Người chăm sóc bé phải có đủ khả năng và phải thực sự đáng tin cậy. Có thể là mẹ của hai bên, là một người họ hàng hay một người bạn thân nào đó.
- Nếu có thể, hãy nhờ một người mẹ khác cho con mình bú sữa, tất nhiên là chỉ trong những lúc trẻ bị ốm mà bạn không thể ở nhà.
- Nếu bé chỉ bị ốm nhẹ, hãy giao cho bé một công việc nào đó để bé tự làm và tự chơi ở nhà. Có nhiều em bé rất thích ở nhà đọc sách hay lặng lẽ xem phim hoạt hình khi chúng bị ốm nhẹ.
- Nếu con bạn đã lớn, có thể để trẻ ở nhà một mình và căn dặn trẻ cách tự chăm sóc bản thân, cách gọi bố mẹ trong những tình trạng khẩn cấp.
Khi con cái bị ốm và nằm ở nhà, mọi gánh nặng chủ yếu dồn lên vai người phụ nữ. Và đối với những người mẹ phải đi làm thì điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc của họ. Mặc dù cấp trên hay đồng nghiệp có tỏ ra cảm thông đến như thế nào đi chăng nữa, họ vẫn sẽ rất bực mình nếu bạn tỏ ra không tập trung trong công việc hoặc tỏ ra hay cáu gắt hơn thường ngày. Vì vậy, bạn hãy giữ được một thái độ lạc quan tích cực trong công việc, điều ngày sẽ tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và nhờ đó, họ sẵn sàng giúp bạn khi cần thiết.
Đối với nhiều phụ huynh, việc con cái bị bệnh còn kéo theo nỗi lo về tài chính, cho nên họ rất sợ phải nghỉ việc. Thay vào đó, họ chọn giải pháp đi làm và nhờ người khác chăm sóc hoặc gửi chúng vào nhà trẻ. Theo kết quả một cuộc điều tra ở Mỹ, có đến hơn 50% phụ huynh luôn tìm cách nhờ sự chăm sóc của người khác khi con bị ốm và họ vẫn đi làm như bình thường. Điều này cũng không phải là một vấn đề lớn, nhưng bạn nên đề ra những kế hoạch chăm sóc con trong trường hợp khẩn cấp để bạn có thể an tâm hơn khi để đứa con bị ốm của mình nằm ở nhà.
Kế hoạch chăm sóc trẻ trong trường hợp khẩn cấp
Nếu cả hai vợ chồng bạn đều phải làm việc và không thể nghỉ phép để chăm con được, bạn có thể nhờ người khác trông nom con mình trong những trường hợp cần thiết. Sau đây là một vài lời khuyên cho trường hợp này:
- Vợ chồng bạn nên cân nhắc và bàn bạc xem có thể nhờ sự giúp đỡ của ai. Người chăm sóc bé phải có đủ khả năng và phải thực sự đáng tin cậy. Có thể là mẹ của hai bên, là một người họ hàng hay một người bạn thân nào đó.
- Nếu có thể, hãy nhờ một người mẹ khác cho con mình bú sữa, tất nhiên là chỉ trong những lúc trẻ bị ốm mà bạn không thể ở nhà.
- Nếu bé chỉ bị ốm nhẹ, hãy giao cho bé một công việc nào đó để bé tự làm và tự chơi ở nhà. Có nhiều em bé rất thích ở nhà đọc sách hay lặng lẽ xem phim hoạt hình khi chúng bị ốm nhẹ.
- Nếu con bạn đã lớn, có thể để trẻ ở nhà một mình và căn dặn trẻ cách tự chăm sóc bản thân, cách gọi bố mẹ trong những tình trạng khẩn cấp.
Khi con cái bị ốm và nằm ở nhà, mọi gánh nặng chủ yếu dồn lên vai người phụ nữ. Và đối với những người mẹ phải đi làm thì điều này sẽ ảnh hưởng không ít đến công việc của họ. Mặc dù cấp trên hay đồng nghiệp có tỏ ra cảm thông đến như thế nào đi chăng nữa, họ vẫn sẽ rất bực mình nếu bạn tỏ ra không tập trung trong công việc hoặc tỏ ra hay cáu gắt hơn thường ngày. Vì vậy, bạn hãy giữ được một thái độ lạc quan tích cực trong công việc, điều ngày sẽ tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp và nhờ đó, họ sẵn sàng giúp bạn khi cần thiết.
Theo aworkingmum/Wtt