Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con

Newben,
Chia sẻ

Ban đầu, Cally bị chảy máu âm đạo nhưng khi khi mang thai được 16 tuần thì tình trạng chảy máu không còn. Dù vậy, 2 tuần sau đó, chị lại bị vỡ ối.

Năm 2016, Cally Hibbert là một thai phụ 25 tuổi sống ở Ashton-under-Lyne, Greater Manchester, Anh. Khi đó chị đang mang thai bé Leo và trước Leo, chị đã có 2 đứa con khác là Holly, Oliver cũng như đã từng trải qua 4 lần sẩy thai trong quá khứ. Do đó, khi mang thai Leo, chị đã rất lo lắng khi vào những tuần đầu của thai kì, chị đã bị chảy máu.

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 1.

Cally Hibbert và chồng (Ảnh: dailymail)

Đến khi mang thai được 16 tuần, chị Cally không còn bị chảy máu nữa. Nhưng chỉ 2 tuần sau đó, Cally lại bị vỡ ối khi đang xếp quần áo ở nhà. Khi một phụ nữ mang thai bị vỡ nước ối, đó thường là dấu hiệu cho thấy em bé đã sẵn sàng chào đời và thai phụ sẽ sinh con trong khoảng vài giờ sau đó. Tuy nhiên, đó không phải là những gì chị Cally sẽ trải qua.

Khi được nhập viện, các bác sĩ khuyên chị nên chấm dứt thai kì vì cậu bé không thể sống sót. Lượng chất lỏng quá ít không đủ cho Leo tồn tại. Lúc ấy, Cally và chồng - anh Jason - chỉ biết ôm nhau khóc. Chị vẫn cảm nhận được con đang chuyển động nên chị không cho phép mình từ bỏ dù rằng các bác sĩ nói với Cally, Leo chỉ có 1% cơ hội sống sót mà thôi.

Sáng hôm sau, vẫn không có dấu hiệu cho thấy chị chuyển dạ sinh con và cuộc kiểm tra cho thấy tim thai vẫn còn đập. Việc đầu tiên chị làm là lấy điện thoại ra chụp lại bức ảnh mang thai vì sợ rằng đây là bức ảnh cuối cùng được chụp cùng con. Sau đó, trong cơn tuyệt vọng, chị đã lên Facebook và tìm đến nhóm Little Heartbeats - nhóm hỗ trợ những phụ nữ mắc phải tình trạng PPROM, tức tình trạng bị vỡ ối sớm trước 37 tuần.

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 2.

Cally khi mang thai Leo. (Ảnh: thesun)

Tại đây, chị được biết rằng các phụ nữ khác thường uống nhiều nước khi bị vỡ ối sớm hay thiếu ối và chị lập tức làm theo. “Tôi vẫn nghiên cứu và đọc được rằng mẹ uống nhiều nước, bé càng đi tiểu sẽ càng làm tăng nước ối”, Cally chia sẻ. “Tôi không có gì để mất nên tôi sẽ cố gắng”. Các bác sĩ chấp nhận quyết định của Cally nhưng vẫn cảnh báo về khả năng nhiễm trùng cao.

Vậy là chị cố gắng uống thật nhiều nước. Lượng nước chị nạp vào cơ thể là 8,52l nước mỗi ngày. Chị nói: “Không dễ dàng để uống lượng nước nhiều như thế nhưng tôi phải cố gắng vì con mình”. May mắn thay, Leo vẫn tiếp tục phát triển. Vào tuần 24 của thai kì, Cally được chích steroid để tăng cường phổi cho Leo.

Cuối cùng, khi mang thai được 28 tuần, những cơn co thắt chuyển dạ đã bắt đầu xuất hiện và chị đã hạ sinh Leo tại bệnh viện Hoàng gia Bolton vào ngày 16/7/2016. Khi ra đời, Leo không có phản ứng và cần phải hồi sức tích cực. Cậu bé kiên cường chiến đấu và đã có thể xuất viện về nhà vào tháng 10 năm đó - 1 tuần trước ngày dự sinh ban đầu của mình.

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 3.

Holly và Oliver vào bệnh viện thăm Leo. (Ảnh: thesun)

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 4.

Cậu bé kiên cường chiến đấu và khỏe mạnh về nhà. (Ảnh: thesun)

Giờ đây, Leo đã được 2 tuổi, là một cậu bé khỏe mạnh và chuẩn bị đón sinh nhật trong vài tháng tới. “Tất cả các bà mẹ đều nghĩ con mình là một phép màu và Leo thực sự là phép màu đó”, Cally hạnh phúc chia sẻ.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Mark Kliby - phát ngôn viên của Đại học Hoàng gia Sản khoa và Phụ khoa - cho biết: “Không có bằng chứng cho thấy uống lượng lớn nước sẽ giảm nguy cơ tử vong cho thai nhi. Trường hợp này nên tìm kiếm sự hỗ trợ y tế, lời khuyên của các chuyên gia y tế ngay lập tức. Nếu một phụ nữ nghĩ rằng nước ối chảy ra từ âm đạo, cô ấy nên đeo băng vệ sinh và lưu ý màu sắc cũng như lượng chất lỏng để chắc chắn rằng đó không phải nước tiểu, bởi vì rò rỉ nước tiểu là một điều phổ biến khi mang thai. Nếu cô ấy nghĩ chất lỏng là nước ối, điều cần làm là liên lạc với bác sĩ sản khoa. Chuyên gia y tế sẽ giám sát, tư vấn khả năng lây nhiễm của mẹ và của bé”.

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 5.

Leo và mẹ (Ảnh: thesun)

Vỡ ối khi mới 18 tuần, thai nhi chỉ có 1% cơ hội sống sót, mẹ bầu đã làm cách này để cứu con - Ảnh 6.

Trùng hợp thay, Leo vô cùng thích nước. (Ảnh: thesun)

Trong khi đó, bác sĩ Carol Cooper của The Sun cho biết: “Đó là một tình huống tiến thoái lưỡng nan khi nước ối vỡ sớm trong thai kì. Chỉ có 10% trẻ em sinh ra ở tuần thứ 18 còn sống sót khi nước ối của người mẹ bị vỡ. Đó là lúc mẹ cần nghỉ ngơi, kiểm tra tình trạng sốt hay những dấu hiệu khác của nhiễm trùng. Uống nhiều nước ngăn ngừa tình trạng mất nước và có thể chống lại nhiễm trùng. Có những bằng chứng cho thấy thêm chất lỏng sẽ chống lại việc mất nước ối, giúp đứa trẻ sống sót. Khi một đứa bé sống sót ra đời như Leo, các vấn đề về phổi là một điều phổ biến vì nước ối có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phổi”.

Còn đại diện phát ngôn của Little Hearbeats nói rằng: “Chúng tôi thừa nhận rằng không phải lúc nào uống nhiều nước cũng đúng, có nhiều yếu tố góp phần nên và mỗi thai kì của mỗi người là duy nhất. Đó là lý do vì sao chúng tôi tiếp tục gây quỹ để thực hiện nhiều cuộc nghiên cứu hơn”.

(Nguồn: thesun)

Chia sẻ