Video mô phỏng quá trình rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bầu “nổi da gà”

Đức Lợi,
Chia sẻ

Ngoài việc trải qua các cơn co đau đẻ, còn có một nỗi lo lớn vô hình luôn hiện hữu trong tâm trí các mẹ khi vượt cạn, đó chính là rạch tầng sinh môn.

Phần lớn các bà mẹ khi sinh con, đặc biệt là sinh con đầu lòng thường mang nhiều nỗi lo về các cơn đau đẻ sẽ phải trải qua. Nhưng ngoài ra, nỗi lo về vết rạch tầng sinh môn cũng luôn khiến nhiều bà mẹ phải "nổi da gà". Đây là thủ thuật được thực hiện bởi các bác sĩ nhằm giúp quá trình sinh nở của người mẹ được dễ dàng và suôn sẻ hơn. Thay vì để sản phụ bị rách tầng sinh môn tự nhiên, các bác sĩ sẽ chủ động rạch (cắt) tầng sinh môn để giúp em bé chào đời nhanh chóng, tránh trường hợp cố rặn làm rách tầng sinh môn và vết khâu sau sinh cũng đạt độ thẩm mỹ cao hơn.

Đoạn video mô phỏng vị trí cắt tầng sinh môn cho người mẹ trong quá trình sinh con

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn, một phần của bộ phận sinh dục nữ có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu như tử cung, âm đạo, trực tràng, bàng quang. Bình thường khi sinh, tử cung và âm đạo sẽ dần dãn rộng các cơ để đầu thai nhi dễ dàng chui ra. Tuy nhiên, việc mở rộng này cũng có giới hạn, nhất là với bà mẹ sinh con lần đầu, thai nhi lớn, đầu quá to khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn.

Video mô phỏng quá trình rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bầu “nổi da gà” - Ảnh 2.

Thủ thuật rạch tầng sinh môn giúp mẹ chủ động sinh bé nhanh chóng và suôn sẻ hơn (Ảnh minh họa)

Trong quá trình sinh nở, tầng sinh môn có vai trò quan trọng giúp em bé được sinh ra an toàn và dễ dàng hơn. Đối với các trường hợp mẹ sinh thường, nhất là sinh lần đầu, bác sĩ sẽ quyết định rạch tầng sinh môn khi cần thiết để đưa em bé ra ngoài nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bởi trong trường hợp tầng sinh môn không giãn nở được, khi mẹ rặn sinh sẽ rất dễ bị rách tự nhiên gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, vì thế, các bác sĩ sẽ dự đoán trường hợp xảy ra để tìm giải pháp tốt nhất cho sản phụ. Một số trường hợp tầng sinh môn dù đã giãn nhưng vì một số lí do như đầu bé quá to, thai ngược hay trọng lượng thai nhi quá lớn, bác sĩ cũng sẽ chủ động cắt một đường ngắn trên tầng sinh môn giúp bé ra đời nhanh chóng, tránh trường hợp cố rặn làm rách tầng sinh môn. Khi chủ động cắt tầng sinh môn, vết khâu sẽ có tính thẩm mỹ cao và giúp người mẹ nhanh hồi phục.

Video mô phỏng quá trình rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bầu “nổi da gà” - Ảnh 3.

Video mô phỏng quá trình rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bầu “nổi da gà” - Ảnh 4.

Vị trí rạch tầng sinh môn.

Các mẹ có thể sẽ cảm thấy đau khi rạch tầng sinh môn nhưng không phải ai khi sinh cũng cần phải rạch. Một số mẹ dễ sinh, hoặc do thai nhỏ nên có thể bỏ qua thủ thuật này. Các bác sĩ sẽ căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đưa ra quyết định rạch hay không. Tuy nhiên, nếu mẹ thuộc các trường hợp sau, hãy chuẩn bị tinh thần cho việc rạch và khâu tầng sinh môn:

- Vai của bé bị mắc kẹt phía sau xương chậu của bạn.
- Nhịp tim thai bất thường trong quá trình sinh.
- Cần sự hỗ trợ của dụng cụ như kẹp hoặc hút.
- Đầu thai nhi to, cần nới rộng đường ra cho bé.
- Độ co giãn của tầng sinh môn kém.
- Mẹ mắc một số bệnh lý như tim mạch, huyết áp.

Thông thường, bác sĩ sẽ cắt tầng sinh môn khi cơn co lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang di chuyển ra ngoài thuận lợi. Đường cắt tầng sinh môn sẽ được rạch từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên. Vết rạch kiểu này sẽ giúp hạn chế tổn thương kéo dài xuống hậu môn so với vết cắt thẳng dọc nhưng lại gây cảm giác đau và khó hồi phục hơn.

Video mô phỏng quá trình rạch tầng sinh môn khiến nhiều mẹ bầu “nổi da gà” - Ảnh 5.

Nước ấm giúp vết khâu bớt đau và giảm cảm giác khó chịu mỗi khi mẹ cần đi vệ sinh (Ảnh minh họa).

Vết khâu tầng sinh môn có thể bị nhiễm trùng, nếu thấy có các dấu hiệu này, mẹ hãy đi khám để xin ý kiến của bác sĩ: Vết khâu ngày càng đau hơn, có mùi hôi, tấy đỏ, sưng quanh vết cắt. Mẹ cần lưu ý chăm sóc, vệ sinh vết khâu tầng sinh môn sau khi sinh để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Để giảm đau, mẹ có thể chườm đá bọc trong lớp khăn lên vết khâu, kê thêm gối đỡ để giảm áp lực lên vết khâu mỗi khi cần ngồi dậy, không mặc đồ lót quá chật khiến vết khâu khó lành. Khi đi vệ sinh, mẹ có thể dùng nước ấm xả vào vết khâu giúp làm giảm cảm giác khó chịu.

Nguồn: NHS, Pregnancy

Chia sẻ