Vệ sinh đúng cách khi bé thay răng

,
Chia sẻ

Theo số liệu mới nhất cho thấy 80% trẻ em bị mắc bệnh về răng miệng. Nguyên nhân chủ yếu là do các bậc cha mẹ chăm sóc răng cho bé không đúng cách và hiểu nhầm về quá trình thay răng của bé.

Hiểu về quá trình thay răng

Thông thường đối với những trẻ nhỏ, khi mọc răng, chiếc răng đầu tiên xuất hiện sẽ là chiếc răng ở giữa hàm dưới. Thời điểm bắt đầu mọc răng của bé sẽ là khi bé được 6 tháng tuổi.

Cũng tương tự như vậy, chiếc răng đầu tiên bé thay cũng bắt đầu vào giai đoạn khi bé khoảng 6 tuổi, tuy vậy cũng không loại trừ trẻ trường hợp trẻ có thể bắt đầu thay răng từ khi 4 tuổi hoặc tới tận 8 tuổi.

Tiếp đó các răng còn lại sẽ tiếp tục được thay và kết thúc cho đến khi bé 12 hoặc 13 tuổi. Răng của bé sẽ được thay theo thứ tự: bắt đầu là răng cửa, răng nanh và cuối cùng là răng hàm. Đầu tiên 2 răng cửa hàm dưới sẽ được thay trước, tiếp đó là 2 chiếc răng cửa của hàm trên và những chiếc răng kế tiếp.

 

Chăm sóc răng khi thay răng

Việc chăm sóc răng bé trong thời điểm thay răng là điều rất cần thiết và quan trọng, bởi những chiếc răng mới mọc lên này sẽ "đồng hành" cùng bé yêu trong cả quãng đời về sau.

Khi bước vào giai đoạn thay răng, trẻ thường cảm thấy khó chịu do lợi bị đau, chảy máu, và cảm giác trống trải, thiếu hụt của chiếc răng đã bị thay đi. Điều này cũng gây nên cho trẻ cảm giác không thoải mái trong khi bé nhai và nghiền thức ăn.

Trong trường hợp, bé cảm thấy đau đớn vì chiếc răng bị thay, bạn cũng có thể cho bé sử dụng loại thuốc giảm đau như Ibuprofen (Advil, Motrin, others), acetaminophen (Tylenol, ..), tuy nhiên, bạn nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về cách sử dụng và liều dùng thuốc.

Các bậc cha mẹ cũng nên nhắc nhở bé đừng quên đánh răng sau mỗi bữa ăn, hoặc tối thiểu cũng nên đánh răng 2 lần/ngày để việc chăm sóc răng bé đạt được hiệu quả.

Để phòng ngừa nguy cơ bị sâu răng, trẻ cũng nên hạn chế thu nạp các loại đồ ăn ngọt như bánh, kẹo hay ngay thậm chí cả nước quả có lượng đường lớn cũng nên hạn chế.

Lưu ý trong khi lựa chọn kem đánh răng cho bé, bạn nên chọn loại có chứa hàm lượng florua đạt chuẩn, để giúp răng luôn  chắc khoẻ và loại trừ nguy cơ răng bị sâu.

Trong giai đoạn thay răng trẻ nên tránh ăn những loại kẹo kiểu kẹo gôm,  những thức ăn cứng, khó nhai mà thay vào đó, trẻ nên ăn những món hầm hoặc đã được ninh nhừ.

Trẻ thường có thói quen chạm tay và đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng thay, tuy nhiên đây là thói quen xấu, rất mất vệ sinh và có thể gây nhiễm trùng cho bé.

Nếu bé nhà bạn không có dấu hiệu thay răng khi bé đã trên 8 tuổi, bạn hãy đứa bé tới gặp bác sĩ, ở đây các nha sĩ sẽ cho trẻ chụp X quang để kết luận được tình trạng thay răng của bé ở phía dưới hàm.

                                                            Minh Hoài (TH)
Theo Parents
Chia sẻ