Vàng da ở trẻ sơ sinh – Cha mẹ trẻ phải đặc biệt cảnh giác!
Trong vòng một vài ngày sau sinh, một số em bé sơ sinh sẽ bắt đầu hơi bị vàng da một chút. Liệu nó có gây biến chứng nghiêm trọng và cha mẹ trẻ phải cảnh giác?
Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh?
Hiện tượng này thường xuất hiện ở gần 2/3 trẻ sơ sinh. Nó do sự tích tụ bilirubin (một sắc tố màu vàng trong máu) gây nên. Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chất này thường khiến da ở mặt và lòng trắng của mắt bị vàng. Hiện tượng vàng da phát triển khi các tế bào máu đỏ thoái hóa và chết đi. Đây là một quá trình phát triển bình thường của trẻ.
Trước khi em bé được sinh ra, gan của người mẹ đã giúp loại bỏ bilirubin. Nhưng sau khi sinh, gan của bé có thể không phát triển đủ tốt để đảm nhận công việc loại bỏ bilirubin. Vì thế, các bilirubin có thể tích tụ trong máu làm vàng da và mắt của trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, theo thời gian ngắn, hiện tượng vàng da sẽ tự nhiên biến mất trên cơ thể của các bé.
Một số yếu tố nguy cơ của hiện tượng này
Một số trẻ sơ sinh có thể có những triệu chứng vàng da nặng hơn so với ở những trẻ sơ sinh khác. Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ sau đây, bạn hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin của bé chặt chẽ hơn:
- Trẻ đã có anh/chị em bị vàng da trước đó
- Trẻ tiểu tiện không đủ ướt tã và làm tã bẩn
- Bị bầm tím khi sinh
- Đẻ non
- Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh)
- Mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh
Làm thế nào để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh?
- Khi bé bị vàng da, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo trẻ được ăn thường xuyên. Ví như bạn có thể cho bú với số lần tăng lên và cho trẻ bú mỗi 2-3 giờ/lần. Điều này sẽ gây ra sự đi tiêu nhiều hơn ở trẻ, giúp cơ thể bé loại bỏ bilirubin. Nếu bạn gặp khó khăn với việc đánh thức bé dậy cho bú thì hãy tìm một nhà tư vấn để có thể giúp 2 mẹ con bạn.
- Nếu mức bilirubin của bé quá cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên trị liệu cho bé bằng phương pháp quang tuyến (điều trị bằng ánh sáng). Sóng ánh sáng đặc biệt được hấp thụ qua da giúp phá vỡ bilirubin trong máu. Trong trường hợp này, các bé có thể sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn một chút để điều trị và theo dõi quá trình điều trị.
- Một số cha mẹ trẻ nghĩ rằng bạn có thể cho con tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ tốt cho quá trình điều trị vàng da của trẻ. Nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn không nên tiến hành theo phương pháp này vì ánh sáng mặt trời có thể giúp giảm mức bilirubin thấp hơn nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho sức khoee em bé.
-Trường hợp rất nặng của chứng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng truyền, trao đổi và thay thế máu.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có gây biến chứng nghiêm trọng hơn?
Nếu vàng da ở trẻ sơ sinh không được chữa trị thì mức độ bilirubin rất cao trong máu có thể gây ra tổn thương não. Tuy nhiên, vàng da ở trẻ sơ sinh thường được cha mẹ trẻ phát hiện và điều trị sớm, do đó các biến chứng này hiện nay đã trở nên rất hiếm.
Nhưg cha mẹ trẻ hãy đến bác sĩ ngay nếu:
- Da của bé ngày càng bị vàng nhiều hơn.
- Màu vàng ở mặt, mắt đã lan đến bụng, cánh tay hoặc chân của trẻ
- Em bé trở nên chậm chạp, khó thức dậy
- Bạn không thể cho bé ăn hoặc bú tốt, hoặc bé rất kén chọn ăn uống.
- Bé bị sốt hoặc khóc thét.
Hiện tượng này thường xuất hiện ở gần 2/3 trẻ sơ sinh. Nó do sự tích tụ bilirubin (một sắc tố màu vàng trong máu) gây nên. Trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi chất này thường khiến da ở mặt và lòng trắng của mắt bị vàng. Hiện tượng vàng da phát triển khi các tế bào máu đỏ thoái hóa và chết đi. Đây là một quá trình phát triển bình thường của trẻ.
Trước khi em bé được sinh ra, gan của người mẹ đã giúp loại bỏ bilirubin. Nhưng sau khi sinh, gan của bé có thể không phát triển đủ tốt để đảm nhận công việc loại bỏ bilirubin. Vì thế, các bilirubin có thể tích tụ trong máu làm vàng da và mắt của trẻ sơ sinh. Trong hầu hết các trường hợp, theo thời gian ngắn, hiện tượng vàng da sẽ tự nhiên biến mất trên cơ thể của các bé.
Một số yếu tố nguy cơ của hiện tượng này
Một số trẻ sơ sinh có thể có những triệu chứng vàng da nặng hơn so với ở những trẻ sơ sinh khác. Nếu em bé sơ sinh của bạn có bất kỳ yếu tố nguy cơ sau đây, bạn hãy đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay để có thể theo dõi được mức độ bilirubin của bé chặt chẽ hơn:
- Trẻ đã có anh/chị em bị vàng da trước đó
- Trẻ tiểu tiện không đủ ướt tã và làm tã bẩn
- Bị bầm tím khi sinh
- Đẻ non
- Có hiện tượng vàng da sớm (trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh)
- Mẹ có nhóm máu O hoặc nhóm máu Rh
Làm thế nào để điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh?
- Khi bé bị vàng da, điều quan trọng là bạn phải đảm bảo trẻ được ăn thường xuyên. Ví như bạn có thể cho bú với số lần tăng lên và cho trẻ bú mỗi 2-3 giờ/lần. Điều này sẽ gây ra sự đi tiêu nhiều hơn ở trẻ, giúp cơ thể bé loại bỏ bilirubin. Nếu bạn gặp khó khăn với việc đánh thức bé dậy cho bú thì hãy tìm một nhà tư vấn để có thể giúp 2 mẹ con bạn.
- Nếu mức bilirubin của bé quá cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên trị liệu cho bé bằng phương pháp quang tuyến (điều trị bằng ánh sáng). Sóng ánh sáng đặc biệt được hấp thụ qua da giúp phá vỡ bilirubin trong máu. Trong trường hợp này, các bé có thể sẽ phải ở lại bệnh viện lâu hơn một chút để điều trị và theo dõi quá trình điều trị.
- Một số cha mẹ trẻ nghĩ rằng bạn có thể cho con tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời trực tiếp sẽ tốt cho quá trình điều trị vàng da của trẻ. Nhưng Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên bạn không nên tiến hành theo phương pháp này vì ánh sáng mặt trời có thể giúp giảm mức bilirubin thấp hơn nhưng nó có thể gây nguy hiểm cho sức khoee em bé.
-Trường hợp rất nặng của chứng vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị bằng truyền, trao đổi và thay thế máu.
Vàng da ở trẻ sơ sinh có gây biến chứng nghiêm trọng hơn?
Nếu vàng da ở trẻ sơ sinh không được chữa trị thì mức độ bilirubin rất cao trong máu có thể gây ra tổn thương não. Tuy nhiên, vàng da ở trẻ sơ sinh thường được cha mẹ trẻ phát hiện và điều trị sớm, do đó các biến chứng này hiện nay đã trở nên rất hiếm.
Nhưg cha mẹ trẻ hãy đến bác sĩ ngay nếu:
- Da của bé ngày càng bị vàng nhiều hơn.
- Màu vàng ở mặt, mắt đã lan đến bụng, cánh tay hoặc chân của trẻ
- Em bé trở nên chậm chạp, khó thức dậy
- Bạn không thể cho bé ăn hoặc bú tốt, hoặc bé rất kén chọn ăn uống.
- Bé bị sốt hoặc khóc thét.