Văn hoá dạy con bên bàn ăn của người Anh

,
Chia sẻ

Gia đình người Anh có truyền thống coi bàn ăn như một lớp học. Họ tin rằng một thói quen ăn uống đẹp sẽ có ảnh hưởng đến tố chất và tính cách của trẻ sau này.

Khuyến khích trẻ tự lấy thức ăn cho mình: Trẻ từ 1 tuổi đến 1,5 tuổi bắt đầu thích dùng thìa tự múc thức ăn cho mình. Phần lớn những bậc cha mẹ người Anh cho rằng, trẻ muốn tự mình lấy thức ăn thể hiện xu hướng phát triển độc lập về nhân cách, nên khuyến khích trẻ.
 
Tránh để trẻ kén chọn thức ăn: Người Anh cho rằng, một người có thói quen xấu kén chọn thức ăn là do được hình thành trong gia đình từ nhỏ bởi họ quá coi trọng việc chọn lựa thức ăn trong thời kỳ trẻ thơ. Khi trẻ chỉ ăn duy nhất một món nào đấy mà bỏ qua những món khác, các bậc cha mẹ nhất định sẽ cất món ăn đó đi. Họ còn cho rằng, nếu nhân nhượng cho trẻ bên bàn ăn không những ảnh hưởng tới dinh dưỡng toàn diện, mà còn hình thành trong trẻ tính ích kỷ, ương bướng.

Học cách dùng dụng cụ ăn: Trẻ em ở Anh 2 tuổi bắt đầu học cách dùng dụng cụ ăn,  4 tuổi đã thành thạo cách dùng và quy tắc bên bàn ăn.

Để trẻ giúp người lớn chuẩn bị bàn ăn: Khi trẻ lớn hơn một chút (khoảng 5 tuổi ), chúng rất thích thú với những việc nhỏ như bày biện và thu dọn bàn ăn. Điều này có thể vừa giúp được cha mẹ đỡ bận rộn vừa cho trẻ có cảm giác được tham gia.

Coi trọng giáo dục bảo vệ môi trường: Trẻ 5, 6 tuổi nên được biết đâu là dụng cụ ăn bảo vệ môi trường được chế tạo qua tái sinh, loại nào chế tạo từ vật liệu nhựa không thể phân huỷ gây hại cho môi trường. Trước khi đi ra ngoài chơi, với sự chỉ dẫn của cha mẹ chúng sẽ biết cách tự chế biến đồ ăn cho mình, hạn chế mua những đồ ăn sẵn, và biết tiết kiệm nước, điện bởi chúng hiểu rằng lạm dụng nguồn tài nguyên nước đồng nghĩa với việc làm tổn hại đến môi trường.

Thanh Nga (Theo FC)

Chia sẻ